Bản vẽ xin cấp phép xây dựng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, chính là “ngôn ngữ hình học” diễn đạt mọi chi tiết, kích thước và mối liên quan của công trình đến cơ quan quản lý. Để đảm bảo sự hiểu rõ và chính xác từ phía cơ quan chức năng, bản vẽ này thường bao gồm nhiều thông tin quan trọng và chi tiết kỹ thuật. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về vấn đề Bản vẽ xin cấp phép xây dựng gồm những gì?
1. Khái niệm về Bản vẽ xin phép xây dựng
Bản vẽ xin phép xây dựng là một tập hợp các bản vẽ về Kiến trúc – Kết cấu – Điện nước của một công trình bạn muốn được cấp phép xây dựng. Trong bản vẽ xin phép xây dựng bao gồm chi tiết các thông tin công trình, khoản lùi cho phép, số tầng, chiều cao tầng của công trình. Bản vẽ thể hiện kết cấu, cấp thoát nước, điện nhẹ, điện nặng. Từ đó cơ quan chức năng làm cơ sở để nhận định Công trình có đạt chuẩn để cấp phép thi công hay không.
2. Bản vẽ xin cấp phép xây dựng gồm những gì?
Yêu cầu chung cho một bản vẽ xin phép xây dựng, thiết kế nhà đẹp sẽ bao gồm những phần cơ bản sau:
Mặt bằng: gồm mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ của diện tích mà bạn muốn xây dựng.
- Mặt bằng tổng thể: thể hiện diện tích xây dựng so với diện tích đất. Muốn biết chính xác diện tích mà bạn đang muốn xây dựng là bao nhiêu thì cần phải tiến hành kiểm tra mật độ xây dựng theo quy định của nơi mà bạn sinh sống theo đúng yêu cầu.
- Mặt bằng sơ bộ: bao gồm đầy đủ từ tầng trệt, lửng, tới các lầu, mái mà bạn muốn xây dựng
Mặt cắt: bao gồm mặt cắt AA của ngôi nhà cũng như phần móng và phần hầm tự hoại
Mặt đứng: thể hiện mặt tiền ngôi nhà từ hình dạng và kích thước kể cả phần mái, bên cạnh đó cũng thể hiện rõ chiều cao tầng của ngôi nhà
Tất cả những hình vẽ này phải thể hiện kích thước đầy đủ. Để chủ nhà có thể hình dung sơ khởi cho ngôi nhà của mình
Bản đồ họa độ vị trí: thể hiện vị trí tọa độ của khu đất cũng như liền kề những khu đất xung quanh. Yêu cầu phần này phải đúng với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp sổ cũ không có tọa độ thì bạn phải làm thêm bản đồ hiện trạng cho khu đất của mình
Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng: thể hiện gồm 3 phần quan trọng
- Tên công ty có chức năng xin phép: ở đây phải thể hiện tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, và số điện thoại của chủ doanh nghiệp
- Kiến trúc sư thiết kế: ký và ghi rõ họ tên của kiến trúc sư thiết kế của công ty, người đảm nhiệm thiết kế cho đúng nhu cầu của bạn và quy định của quận
- Phần chủ nhà: ký và ghi rõ họ tên của chủ nhà đúng với trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Trường hợp cả hai vợ chồng đứng trên giấy chứng nhận thì trong khung tên phải có chữ ký của 2 vợ chồng
- Phần quan trọng là bạn phải dành 1 khoảng trống để quận phê duyệt, ký tên và đóng dấu cho bản vẽ của bạn
3. Những lưu ý khi lập Bản vẽ xin phép xây dựng
- Xác định đúng vị trí lô đất, cần thực hiện cắm mốc lô đất khi cần thiết.
- Hỏi trước các thông tin về quy hoạch tại lô đất muốn xin phép xây dựng.
- Khoan địa chất công trình để xác định loại móng phù hợp khi xin phép và thi công.
- Lựa chọn và trên toàn quốc uy tín thực hiện các thủ tục.
4. Phân biệt bản vẽ xin phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà
Sau khi làm rõ 2 vấn đề bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì và cơ sở vẽ bản vẽ xin phép xây dựng. Chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt bản vẽ xin phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà.
Nhiều người khi có dự định xây dựng ngôi nhà đều thắc mắc bản vẽ thiết kế nhà là gì? Bản vẽ xin giấy phép xây dựng là gì? Có gì giống và khác nhau giữa hai bản vẽ này và các bản vẽ này dùng để làm gì? Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp tường tận vấn đề này cho bạn. Cụ thể như sau:
Bản vẽ xin phép xây dựng là bản vẽ mặt bằng vị trí công trình cần thi công trên lô đất, chỉ rõ vị trí của công trình và những thông tin cơ bản về diện tích, chiều cao… mặt đứng và mặt cắt của công trình giúp UBND xã, quận, huyện, thị xã… xem xét và quyết định có cấp phép xây dựng hay không.
Bản vẽ thiết kế nhà ở là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà. Là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà, căn cứ vào bản vẽ đó xây nên ngôi nhà hoàn chỉnh. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, biết được diện tích, các kích thước, bố trí, thiết kế nội thất ra sao,…