Chi nhánh công ty là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Mối quan hệ giữa chi nhánh và công ty mẹ rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và quản lý chung của doanh nghiệp. Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Chi nhánh công ty là gì?
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh công ty phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Mối quan hệ của chi nhánh và công ty
2.1 Đặt tên chi nhánh
Theo khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Như vậy, cấu thành của tên chi nhánh sẽ bao gồm các thành tố sau:
- Cụm từ “Chi nhánh”;
- Loại hình doanh nghiệp;
- Tên riêng của doanh nghiệp.
2.2 Ngành nghề kinh doanh
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh để tiến hành kinh doanh các ngành, nghề khác với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung ngành, nghề.
2.3 Nghĩa vụ thuế
Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.
Hiểu đơn giản, hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính (bao gồm nghĩa vụ thuế) phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai và quyết toán thuế.
Tuỳ vào việc đăng ký hình thức hạch toán, chi nhánh có thể tự kê khai hoặc được doanh nghiệp kê khai các loại thuế.
3. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh công ty

Cụ thể tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trong đó, hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh công ty bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thành lập chi nhánh công ty do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh công ty;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh công ty.
>>>> Xem thêm bài viết: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Đồng Nai
4. Đặt tên chi nhánh công ty sao cho đúng cách?
Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên chi nhánh như sau:
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
5. So sánh chi nhánh công ty và văn phòng đại diện
Tiêu chí |
Chi nhánh công ty |
Văn phòng đại diện |
Khái niệm | Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. |
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. |
Phạm vi hoạt động | Được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo quyền. |
|
Nghĩa vụ thuế |
|
|
6. Các câu hỏi thường gặp
Công ty mẹ có quyền kiểm soát và giám sát hoạt động của chi nhánh như thế nào?
Công ty mẹ có quyền kiểm soát và giám sát hoạt động của chi nhánh thông qua việc thiết lập các quy định, chính sách và quy trình quản lý. Công ty mẹ có thể tiến hành kiểm tra định kỳ, yêu cầu báo cáo chi tiết từ chi nhánh, và có quyền can thiệp hoặc điều chỉnh các hoạt động của chi nhánh khi cần thiết. Ngoài ra, công ty mẹ còn có thể chỉ định người quản lý hoặc giám đốc để trực tiếp giám sát và điều hành hoạt động của chi nhánh.
Việc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm giữa chi nhánh và công ty mẹ diễn ra theo nguyên tắc nào?
Việc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm giữa chi nhánh và công ty mẹ thường dựa trên các thỏa thuận nội bộ và chính sách của công ty. Lợi nhuận từ hoạt động của chi nhánh thường được chuyển về công ty mẹ và sau đó có thể được phân bổ lại tùy theo đóng góp và hiệu quả của chi nhánh. Trách nhiệm của chi nhánh và công ty mẹ được xác định rõ ràng trong các hợp đồng, quy định và điều lệ công ty, đảm bảo mọi hoạt động đều được tiến hành minh bạch và đúng pháp luật.
Chi nhánh có vai trò gì trong chiến lược phát triển dài hạn của công ty mẹ?
Chi nhánh đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn của công ty mẹ bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động, tiếp cận thị trường mới và gia tăng doanh thu. Chi nhánh cũng giúp nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty mẹ trong các khu vực địa lý khác nhau. Sự thành công của chi nhánh góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững và tăng trưởng tổng thể của công ty mẹ.
Hiểu rõ về chi nhánh công ty và mối quan hệ giữa chi nhánh với công ty mẹ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và quản lý hiệu quả hơn. Việc xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của mỗi đơn vị là nền tảng để đạt được sự phát triển bền vững và đồng bộ trong toàn hệ thống doanh nghiệp. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ ACC Đồng Nai để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.
HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN