Việc công chức có được đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hay không là một vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều người, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu về câu hỏi mà nhiều người hiện nay dang quan tâm là cán bộ công chức có được thành lập hộ kinh doanh không? thông qua bài viết dưới đây.
1. Hộ kinh doanh là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:
“Điều 79. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Như vậy, hộ kinh doanh có thể do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập, và những người này phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của hộ.
Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh, họ phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện cho hộ kinh doanh. Nếu cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, thì người này sẽ là chủ hộ kinh doanh và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của mình.
2. Các bộ, Công chức có được thành lập hộ kinh doanh không?
Hiện nay, theo quy định tại Điều 19 Luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2020), những việc mà cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước bao gồm:
- Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
- Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu hoặc thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
- Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc và thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm, cũng như chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018, những việc mà cán bộ, công chức và viên chức không được làm bao gồm:
- Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc.
- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, hoặc công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.
- Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.
- Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Phòng chống tham nhũng, hiện nay pháp luật không cấm cán bộ, công chức thành lập hộ kinh doanh trừ khi việc thành lập này gây ảnh hưởng đến uy tín hoặc bí mật của nhà nước. Do đó, cán bộ, công chức có nhu cầu kinh doanh vẫn có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh để thực hiện kinh doanh.
>>> Tham khảo thêm; Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Đồng Nai
3. Đối tượng nào không được thành lập hộ kinh doanh?
Hiện nay, pháp luật quy định cụ thể những đối tượng không được phép thành lập hộ kinh doanh tại Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, nếu cán bộ, công chức, viên chức thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên thì không được phép thành lập hộ kinh doanh.
4. Mọi người cũng hỏi về thành lập hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh cá thể có phải là doanh nghiệp không?
Mặc dù hộ kinh doanh có tên riêng, tài sản và chủ thể kinh doanh tương đối chuyên nghiệp, nhưng theo quy định pháp luật, hộ kinh doanh không được coi là doanh nghiệp. Điều này là do hộ kinh doanh hoạt động mang tính chất riêng lẻ, không thường xuyên, không chuyên nghiệp, không có con dấu, không được phép mở chi nhánh hay văn phòng đại diện. Đặc biệt, hộ kinh doanh không có quyền thực hiện các hoạt động như xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi gặp khó khăn trong kinh doanh như các doanh nghiệp.
Mẫu đơn đăng ký hộ kinh doanh cho công chức có thể lấy ở đâu?
Mẫu đơn đăng ký hộ kinh doanh cho công chức có thể lấy tại cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh hoặc tải xuống từ website của cơ quan này.
Những việc công chức không được làm?
Công chức phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về những việc không được làm, quy định bao gồm các việc sau:
- Thành lập, quản lý doanh nghiệp (Điểm b, khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
- Tham gia bán hàng đa cấp (Điểm đ, khoản 2, Điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP)
- Làm luật sư (Khoản 4, Điều 17 của Luật Luật sư 2006, sửa đổi bởi khoản 8, Điều 1 Luật Luật sư 2012)
- Kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý (Luật Phòng chống tham nhũng 2018)
- Góp vốn vào doanh nghiệp có ngành nghề trực tiếp quản lý (Khoản 4, Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018)
- Làm tư vấn về những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết (Luật Phòng chống tham nhũng 2005 và 2018)
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Công chức có được thành lập hộ kinh doanh không? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết nếu cần thành lập hộ kinh doanh nhé.