1. Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là giấy tờ không thể thiếu khi xây dựng một số hạng mục công trình. Tại khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 giải thích về giấy phép xây dựng như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
17. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.”
Như vậy có thể hiểu giấy phép xây dựng là văn bản có giá trị pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để tiến hành hoạt động xây dựng mới, sửa chữ, cải tạo, di dời công trình.
2. Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?
Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu? Giấy phép xây dựng có thời hạn 12 tháng sau khi được cấp phép và có hiệu lực. Điều này đã được quy định rõ trong Khoản 10, Điều 90, Luật xây dựng 2014.
Trong trường hợp trước khi giấy phép xây dựng hết hiệu lực mà công trình chưa được khởi công xây dựng, có thể tiến hành gia hạn Giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 99, Luật xây dựng 2014 như sau:
-
Hồ sơ xin gia hạn Giấy phép xây dựng gồm có: Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp và Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng
-
Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 2 lần. Giấy phép xây dựng có thời hạn 12 tháng
-
Hết thời hạn gia hạn mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng mới theo đúng quy định của pháp luật
Còn với công trình, nhà ở riêng lẻ, giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu? Điều này đã được quy định rõ trong Khoản 3, Điều 99, Luật Xây dựng năm 2014. Cụ thể, thời hạn sẽ được ghi cụ thể trong giấy phép. Nhưng nếu công trình chưa được thực hiện thì chủ công trình hoặc người gia sử dụng công trình đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét gia hạn tồn tại cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Theo đó, thời hạn tồn tại của công trình sẽ được ghi rõ trong giấy phép xây dựng đã có thời hạn được cấp trước đó.
3. Điều kiện được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
- Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoặc xây dựng chi tiết khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Công trình xây dựng được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đáp ứng đủ điều kiện theo các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 Luật Xây dựng năm 2014;
- Nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng đủ điều kiện tại các điểm d, c và d khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng năm 2014;
- Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năngđã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố những chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo.
4. Ý nghĩa của giấy phép xây dựng
- Giấy phép xây dựng công trình là giấy phép được cấp để xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật
- Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ được cấp cho các ông trình nhà ở tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn. Đây là loại giấy phép phổ biến. Việc cấp phép cho các công trình này giúp cho người dân có thể xây dựng nhà ở theo đúng quy chuẩn, đảm bảo về an toàn kỹ thuật cho công trình, bảo vệ cho tính mạng sức khỏe cho gia đình.
- Giấy phép xây dựng tạm được cấp cho những công trình xây dựng trong thười hạn nhất định nhằm một mục đích và thời hạn nhất định theo kế hoạch xây dựng.
- Giấy phép xây dựng theo giai đoạn được cấp cho từng phần của công trình xây dựng hoăc công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của cả công trình hoặc dự án chưa được thực hiện xong. Giấy phép này tạo điều kiện cho chủ đầu tư được tiến hành xây dựng theo khả năng và tiến độ thiết kế xây dựng, giúp cho họ dự trù chính xác chi phí xây dựng.
- Giấy phép xây dựng sửa chữa được cấp để thực hiện việc sửa chữa, cải tạo công trình đang tồn tại có thay đổi về về kiến trúc các mặt đứng, thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi quy mô công trình và công năng sử dụng. Loại giấy phép này tạo điều kiện cho chủ đầu tư sử chữa, cải tạo công trình theo đúng quy định, quy hoạch về đô thị, cảnh quan và hạn chế rủi ro ít gây nguy hiểm cho các công trình xung quanh khi xây dựng.
- Giấy phép công trình theo tuyến là công trình xây dựng kéo dài theo phương ngang, như đường bộ, đường sắt, đường dây tải điện, đường cáp viễn thông, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước, các công trình khác.
5. Mọi người cùng hỏi
Giấy phép xây dựng thường có thời hạn bao lâu?
Trả lời: Thời hạn của giấy phép xây dựng thường được xác định trong quy định của cơ quan quản lý địa phương, nhưng thường nằm trong khoảng từ 12 đến 24 tháng tùy thuộc vào quy mô và loại hình dự án.
Có thể gia hạn thời hạn giấy phép xây dựng được không?
Trả lời: Thường xuyên, có thể yêu cầu gia hạn thời hạn giấy phép xây dựng, nhưng quyết định này phụ thuộc vào quy định và quy trình cụ thể của cơ quan quản lý địa phương.
Nếu giấy phép xây dựng hết hiệu lực, điều gì sẽ xảy ra với dự án?
Trả lời: Nếu giấy phép xây dựng hết hiệu lực, dự án có thể bị đình chỉ hoặc ngừng lại. Đối với việc tiếp tục triển khai, cần phải xin gia hạn hoặc làm mới giấy phép.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.