Kinh nghiệm mở cửa hàng nội thất

Mở một cửa hàng nội thất không chỉ là việc khởi đầu một doanh nghiệp mà còn là hành trình sáng tạo, đưa vào thực tế những ý tưởng và phong cách để tạo ra không gian sống đẹp và thoải mái cho khách hàng. Điều này đòi hỏi sự nhạy bén trong việc đánh giá xu hướng thiết kế, hiểu biết vững về sự đa dạng của sản phẩm nội thất, và khả năng tư vấn chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của từng khách hàng. Hãy cùng nhau khám phá những bí quyết và Kinh nghiệm mở cửa hàng nội thất, nơi mà không chỉ bày bán sản phẩm mà còn tạo ra những không gian sống ấn tượng và độc đáo.

Kinh nghiệm mở cửa hàng nội thất
Kinh nghiệm mở cửa hàng nội thất

1. Cửa hàng nội thất là gì? 

Cửa hàng nội thất là nơi chuyên kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến trang trí và bố trí nội thất trong không gian sống và làm việc. Trong cửa hàng này, khách hàng có thể tìm thấy và mua sắm các sản phẩm như đồ nội thất, đèn trang trí, tranh ảnh, gối và chăn, các vật trang trí khác nhau, và nhiều mặt hàng khác để tạo nên không gian sống và làm việc thoải mái, ấn tượng và phản ánh phong cách cá nhân.
Các cửa hàng nội thất thường cung cấp nhiều lựa chọn về kiểu dáng, màu sắc, và chất liệu để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đồng thời, những cửa hàng này cũng có thể cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế nội thất để giúp khách hàng chọn lựa và sắp xếp các sản phẩm một cách hợp lý nhất trong không gian của họ.

2. Kinh nghiệm mở cửa hàng nội thất

Tìm hiểu thị trường khách hàng 

Để có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu mà khách hàng mong muốn thì việc tìm hiểu thị trường khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp khai thác triệt để nhu cầu của khách hàng. Nội thất là sản phẩm tương đối phổ biến nhưng kèm với đó là tính cạnh tranh cao. Vì thế trước khi đến với thị trường này bạn cần biết rõ nhóm khách hàng mà mình muốn hướng đến là ai cũng như nắm rõ đối thủ trong thị trường này như thế nào. Nến có sự tìm hiểu từ trước đó về đối thủ để có các chiến lược cho từng dòng sản phẩm cạnh tranh.

Nên kinh doanh loại nội thất nào?

Mặc dù có thể khách hàng luôn có nhu cầu mua sản phẩm nội thất. Tuy nhiên bạn nên chia các phân khúc khách hàng mục tiêu để việc kinh doanh và chăm sóc khách hàng dễ hơn. Bạn có thể chọn kinh doanh nội thất nhập khẩu nhưng chi phí đầu tư sẽ cao hơn. Ở Việt Nam, một số cửa hàng chọn làm đại lý phân phối cho các hãng sản xuất nổi tiếng ở nước ngoài. Bạn cũng có thể chọn kinh doanh nội thất trong nước. Nội thất trong nước có giá mềm hơn và phù hợp với đại đa số người dùng Việt Nam. Khi kinh doanh nội thất cũng nên tập trung vào vật liệu và công nghệ sản xuất, nên lựa chọn vật liệu dễ vệ sinh và công nghệ tân tiến, chất lượng tốt. Tùy vào quy mô cửa hàng và phân khúc khách hàng mục tiêu bạn hướng đến rồi chọn loại nội thất kinh doanh.

Xác định xu hướng kinh doanh đồ nội thất

Thực tế các sản phẩm nội thất có nhiều thiết kế sáng tạo, màu sắc theo trend, cập nhật theo thời gian và thường xuyên đổi mới, sáng tạo đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các đồ dùng nội thất ngày càng tiện dụng hơn, thiết kế đơn giản, tiết kiệm không gian tối đa cho ngôi nhà hoặc văn phòng làm việc. Ngày nay, việc trang trí và cải tạo phòng, nhà sao cho hài hòa đang rất thịnh hành nên kinh doanh đồ nội thất là thị trường có tiềm năng phát triển mà mở rộng.

Khi lựa chọn kinh doanh cửa hàng nội thất bạn phải luôn cập nhật để nắm bắt xu hướng, đổi mới vì các sản phẩm nếu lỗi mốt sẽ khó thanh lý. Nội thất có giá trị từ thấp đến cao nên không nên chạy theo xu hướng quá nhiều nếu không muốn bị tồn kho.

Tính toán chi phí mở cửa hàng đồ gỗ nội thất

Khi khởi nghiệp, một số người phải đi vay, một số người sử dụng vốn tích lũy và vay một ít. Để mở cửa hàng nội thất, bạn cần chuẩn bị kế hoạch chi phí và nhập hàng để hoạt động kinh doanh ổn định hơn. Thực tế, nguồn vốn cần có phụ thuộc vào các yếu tố có thể hạch toán chi phí mở cửa hàng đồ gỗ nội thất chính xác. Nhìn chung, bạn sẽ cần khoảng 200.000.000 VNĐ – 500.000.000 VNĐ để mở cửa hàng.

Tìm nguồn nhập đồ nội thất chất lượng

Để hạn chế rủi ro thấp nhất, trước khi kinh doanh cửa hàng nội thất bạn phải nâng cao hiểu biết về sản phẩm của cửa hàng sẽ bày bán. Bạn nên biết phân biệt những sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, chất liệu kém, hàng loại 2, loại 3, hàng nhập ngoại,… Khi nhập hàng, vẫn có nhiều người gặp phải những lô hàng hỏng hóc khi lưu kho hay giá nhập cao hơn giá bán thị trường. Để tránh các rủi ro và trường hợp trên, bạn nên học hỏi kiến thức và kinh nghiệm để không bị nguy cơ lỗ vốn, phá sản cửa hàng.  Bạn nên khảo sát và xác định rõ các tiêu chí như thành phần dân cư, thu nhập bình quân và mức sống tại khu vực muốn mở cửa hàng nội thất. Sau đó, hãy xác định đối tượng khách hàng bình dân hay cao cấp rồi mới nhập hàng tương ứng. Nếu đã định hướng cụ thể nguồn hàng thì sẽ dễ tính nguồn vốn cần đầu tư ban đầu và các chi phí phát sinh, giá bán,…

Có sự hiểu biết về nguyên vật liệu 

Không chỉ riêng mặt hàng nội thất mà mặt hàng nào cũng thế, người kinh doanh bắt buộc phải có sự am hiểu về sản phẩm kinh doanh mà mình muốn hướng đến thì giá trị nhận lại mới hiệu quả được. Việc học hỏi từ những người đi trước để giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất cũng là cách tốt nhất mà những người đi sau có thể rút nghiệm và cải thiện. Việc gập phải hàng kém chất lượng trong quá trình bán hàng có thể khiến doanh nghiệp của bạn mất khách hàng giảm uy tín và ảnh hưởng đến doanh thu.

Đối với thị trường nội thất hiểu biết về sản phẩm không là chưa đủ  bạn cần đem lại cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng trong từng sản phẩm nội thất trước khi đến tay người tiêu dùng

Bảo hiểm cho cửa hàng trang trí nội thất

Mở cửa hàng nội thất sẽ tốn nhiều chi phí đầu tư và bảo quản. Vậy nên, để an toàn trong quá trình hoạt động, bạn nên mua bảo hiểm cho cửa hàng. Có các gói bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ tài sản của cửa hàng khi phát sinh rủi ro ngoài ý muốn

3. Mở cửa hàng nội thất cần bao nhiêu vốn? 

Mở cửa hàng nội thất cần bao nhiêu vốn? 
Mở cửa hàng nội thất cần bao nhiêu vốn?

Chi phí thuê mặt bằng 

Chi phí này là chi phí cố định đầu tiên mà bạn cần liệt kê trong danh sách những chi phí cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh nội thất. Đặc điểm của mặt hàng nội thất đó là khá cồng kềnh và tốn nhiều diện tích. Vì thế cần có không gian lớn để trưng bày những mặt hàng này. Như vậy chí phí để thuê một cửa hàng có diện tích lớn cũng rất cao.

Chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng 

Việc trang trí cho những cửa hàng kinh doanh đồ gỗ nội thất không cần quá cầu kỳ và phức tạp. Bởi chính những mặt hàng kinh doanh này chính là điểm nhấn, tô điểm cho vẻ đẹp không gian của cửa hàng. Bạn chỉ cần lưu ý đến cách sắp xếp và bố trí những sản phẩm sao cho hợp lý, thuận tiện cho sự quan sát, tìm kiếm của khách hàng.

Chi phí nhập hàng 

Đây được coi là khoản chi lớn nhất trong tất cả những chi phí cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh nội thất. Để tiết kiệm phần nhỏ chi phí, chủ cửa hàng nên dành thời gian tìm kiếm và nghiên cứu kỹ những đơn vị cung cấp uy tín và chất lượng. Có thể tìm đến những xưởng chuyên sản xuất và thiết kế đồ nội thất để có mức chi phí thấp nhất nhé.

Chi phí thuê nhân viên 

Cách kinh doanh đồ nội thất thành công đó là có đội ngũ nhân viên thân thiện, niềm nở và am hiểu kỹ về sản phẩm. Đối với những mặt hàng đồ nội thất thì không nên tuyển dụng nhân sự là những bạn học sinh, sinh viên. Bởi đặc thù của ngành nghề kinh doanh là những sản phẩm có giá trị cao cùng tệp khách hàng chủ yếu là những người trưởng thành, đã lập gia đình nên cần có đội ngũ nhân viên tư vấn chững chạc và am hiểu về sản phẩm.

Chi phí duy trì hoạt động 

Ngoài những chi phí cố định kể trên thì chi phí duy trì hoạt động cũng là một trong những chi phí giúp việc vận hành kinh doanh được trơn tru và hiệu quả hơn. Có thể kể đến như: chi phí phần mềm quản lý, chi phí quản trị trang Fanpage…

Chi phí khác 

Bên cạnh những chi phí cần thiết trên thì dự phòng cho những chi phí phát sinh là điều cần thiết. Không chỉ giúp bạn chủ động giải quyết những phát sinh một cách nhanh chóng và kịp thời mà còn không gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính.

4. Mọi người cùng hỏi

Làm thế nào để tạo không gian mua sắm thuận tiện và hấp dẫn cho khách hàng?

Tạo không gian mua sắm thoải mái, có bố trí hợp lý và trưng bày sản phẩm một cách sáng tạo. Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng.

Bí quyết tiếp thị và quảng cáo để thu hút khách hàng trong lĩnh vực nội thất là gì?

Sử dụng chiến lược tiếp thị đa kênh, kết hợp quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến. Sử dụng mạng xã hội và website để tạo tương tác và tăng tầm nhìn thương hiệu.

Làm thế nào để duy trì sự hài lòng và lòng tin từ phía khách hàng trong dài hạn?

Duy trì chất lượng sản phẩm, tận tâm trong dịch vụ sau bán hàng, và lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng. Tạo một môi trường mua sắm tích cực và tạo ra các chính sách hậu mãi để chăm sóc khách hàng sau mỗi giao dịch.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Kinh nghiệm mở cửa hàng nội thất. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image