Mất căn cước công dân (CCCD) là một sự việc khá phổ biến. Việc làm lại CCCD mới sẽ mất một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào khu vực bạn đang sinh sống. Hãy cùng tìm hiểu Làm lại căn cước công dân mất bao lâu? thông qua bài viết dưới đây.
1. Căn cước công dân là gì?
Theo Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014, Căn cước công dân được định nghĩa như sau:
“Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”
Do đó, thẻ Căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân Việt Nam, chứa đựng thông tin cơ bản về lai lịch và nhân dạng cá nhân.
Nội dung chi tiết của thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân như sau:
- Mặt trước thẻ bao gồm hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, dòng chữ “Căn cước công dân”. Thông tin cụ thể trên mặt trước bao gồm ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú, và ngày, tháng, năm hết hạn.
- Mặt sau thẻ chứa bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa, thông tin vân tay, và đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ. Thêm vào đó, có thông tin về ngày, tháng, năm cấp thẻ, họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ, và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
- Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, và chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
2. Làm lại căn cước công dân mất bao lâu?
Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thời hạn cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
- Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, tùy theo từng địa bàn, khu vực sẽ có thời gian cấp lại thẻ Căn cước công dân khác nhau.
Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp lại thẻ Căn cước công dân theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính.
3. Bị mất thẻ căn cước công dân thì có thể xin cấp lại ở cơ quan nào?
Theo Điều 26 Luật Căn cước công dận 2014 quy định về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
- Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, người mất thẻ Căn cước công dân có thể liên hệ đến các cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công An, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã để xin cấp lại thẻ Căn cước công dân.
4. Thời hạn sử dụng của thẻ Căn cước công dân
Theo Luật Căn cước công dân 2014 quy định thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân gắn chíp như sau:
– Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Thời hạn sử dụng của thẻ CCCD mã vạch đã cấp trước đây
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014 thì:
CMND, CCCD mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ CCCD gắn chíp thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn.
Vì vậy, người dân có chứng minh nhân dân, căn cước công dân đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp.
Tuy nhiên, hiện nay căn cước công dân mới đã tích hợp nhiều tiện ích và sắp tới đây sẽ bỏ sổ hộ khẩu giấy, vì vậy để trải nghiệm tiện ích thì người dân nên đi làm căn cước công dân gắn chíp để thuận tiện trong giao dịch, thủ tục hành chính.
5. Các câu hỏi thường gặp
Tôi có thể làm CCCD gấp được không?
Có, bạn có thể yêu cầu làm CCCD gấp với lý do chính đáng (đi công tác, đi du học,…) và có giấy tờ chứng minh.
Tôi có thể đăng ký làm CCCD trực tuyến được không?
Có, bạn có thể đăng ký làm CCCD trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Làm CCCD trực tuyến có lợi ích gì?
- Tiết kiệm thời gian chờ đợi.
- Giảm thiểu thủ tục hành chính.
- Theo dõi tiến độ hồ sơ trực tuyến.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Làm lại căn cước công dân mất bao lâu?. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.