Thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại, với vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh doanh và tiếp cận thị trường toàn cầu. Thành lập công ty thương mại điện tử tại Việt Nam đòi hỏi sự hiểu biết về các điều kiện và thủ tục pháp lý cần thiết. Bài viết này, ACC Đồng Nai sẽ trình bày chi tiết về điều kiện và thủ tục thành lập công ty thương mại điện tử.
1. Thương mại điện tử là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích về hoạt động thương mại quy định “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Đồng thời, khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP giải thích về hoạt động thương mại điện tử như sau: “hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.”
Theo đó, thương mại điện tử là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác được tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
2. Điều kiện thành lập công ty thương mại điện tử
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần đáp ứng các điều kiện sau:
Mã ngành thương mại điện tử
Theo Phụ lục IV Luật Đầu tư, kinh doanh thương mại điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi thành lập công ty, cần đăng ký các mã ngành nghề liên quan đến thương mại điện tử.
- 4791: Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet
- 7320: Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
- 8220: Hoạt động dịch vụ liên quan đến các cuộc gọi
Điều kiện về tên công ty
Căn cứ vào Điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp, tên công ty cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đủ hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
- Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký trước trong phạm vi toàn quốc.
- Phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Không được sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội để đặt tên cho công ty thương mại điện tử, trừ khi được các tổ chức này cho phép.
Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính
Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính khi thành lập công ty thương mại điện tử gồm:
- Trụ sở chính của công ty thương mại điện tử phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ rõ ràng.
- Có thể thuê địa chỉ đăng ký kinh doanh, thuê văn phòng hoặc sử dụng địa chỉ nhà riêng để đăng ký làm trụ sở chính.
- Không được sử dụng nhà chung cư, căn hộ tập thể có chức năng để ở để thành lập công ty.
- Một địa chỉ có thể sử dụng để đăng ký làm trụ sở chính cho nhiều công ty.
Điều kiện về vốn điều lệ
Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thương mại điện tử. Tuy nhiên, theo Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2022, nếu doanh nghiệp có hành vi khai khống số vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Do đó, chủ doanh nghiệp nên căn cứ vào mục tiêu kinh doanh và khả năng tài chính để đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp.
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của công ty thương mại điện tử cần đáp ứng các điều kiện:
- Là người Việt Nam hoặc nước ngoài, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp theo Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp.
- Không bắt buộc phải góp vốn vào công ty.
3. Thủ tục thành lập công ty thương mại điện tử
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Theo Điều 19 đến 22 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ thành lập công ty thương mại điện tử bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn của công ty.
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các thành viên/cổ đông góp vốn là cá nhân.
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức, văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ căn cước/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người thực hiện thủ tục.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính, hoặc nộp hồ sơ online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tìm hiểu phương pháp nộp hồ sơ phù hợp với yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi mình kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả giấy chứng nhận ĐKDN
Trong vòng 3-5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung và nộp lại theo quy trình trước đó.
4. Điều kieện kinh doanh TMĐT
Căn cứ Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Khoản 19 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, các thương nhân, tổ chức, cá nhân có thể thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
- Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định.
Căn cứ Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 10 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức có thể thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật.
- Có đề án cung cấp dịch vụ, trong đó nêu rõ các nội dung sau:
- Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến.
- Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
- Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định.
>>>> Nếu Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ thành lập công ty tại Đồng Nai, hãy liên hệ với ACC Đồng Nai qua số hotline/Zalo ngay nhé
5. Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử?
Khi thành lập công ty thương mại điện tử, cần lưu ý những hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử để tránh vi phạm pháp luật. Theo đó, căn cứ Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP và bãi bỏ một số nội dung bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử như sau:
Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
– Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
– Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
– Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
– Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký theo các quy định của Nghị định này;
– Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
– Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.
Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử
– Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
– Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
– Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
– Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.
Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử
– Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
– Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
– Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.
Các vi phạm khác
– Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.
6. Câu hỏi thường gặp về thành lập công ty TMĐT
Điều kiện để thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (sàn giao dịch thương mại điện tử) cho công ty thương mại điện tử?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 10 và Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và khoản 19 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) thì để thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cần đáp ứng: (1) Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật”; (2) Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ mô hình tổ chức hoạt động, gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, xúc tiến, tiếp thị dịch vụ trong và ngoài môi trường trực tuyến; logistics đối với hàng hóa; (3) Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ; (4) Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 55 và 58 Nghị định này.
Thời hạn đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty thương mại điện tử?
Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được công khai theo khoản 3 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020).
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Điều kiện và thủ tục thành lập công ty thương mại điện tử. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
That is a great tip especially to those new to the blogosphere.
Brief but very precise info… Appreciate your sharing this one.
A must read article!