Trong một thế giới kinh doanh ngày nay, khái niệm về “giá trị thương hiệu” đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể phủ nhận trong chiến lược phát triển doanh nghiệp. Nhưng thực sự, “Giá trị thương hiệu là gì?” Đây không chỉ là một khái niệm trừu tượng, mà còn là một yếu tố quyết định đối với sự thành công của một tổ chức. Hãy cùng ACC Đồng Nai khám phá sâu hơn về ý nghĩa và vai trò của giá trị thương hiệu trong bài viết này.

1. Giá trị thương hiệu (Brand Value) là gì?
Giá trị thương hiệu (Brand Value) là giá trị có ý nghĩa về mặt tài chính mà khách hàng sẵn sàng chi trả khi mua một thương hiệu hay một phần của thương hiệu như sản phẩm của thương hiệu, dịch vụ của thương hiệu,… Với doanh nghiệp, giá trị thương hiệu là sự đảm bảo các dòng thu nhập của doanh nghiệp.
2. Phân biệt giá trị cốt lõi của thương hiệu với giá trị thương hiệu
Giá trị cốt lõi của thương hiệu chính là giá trị khác biệt và độc đáo nhất. Đây chính là giá trị cốt lõi được xem như kim chỉ nam bởi các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu đều sẽ được xây dựng từ giá trị cốt lõi của thương hiệu.
Từ giá trị cốt lõi mọi hoạt động quảng cáo, phát triển sản phẩm,… sẽ được xác định từ đầu. Một ví dụ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị cốt lõi của thương hiệu: TH True Milk có 5 giá trị cốt lõi là Vì sức khỏe cộng đồng, Hoàn toàn từ thiên nhiên, Tươi, ngon, bổ dưỡng, Thân thiện với môi trường, Tư duy vượt trội và Hài hòa lợi ích. Qua đó, mọi nền tảng đều được xây dựng và phát triển để tuân thủ và mang đến cho khách hàng 5 giá trị mà thương hiệu đề ra.
3. Phân biệt giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu
Giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu nhiều người hiện vẫn còn nhầm lẫn bởi nó có nhiều nét tương đồng nhưng nó không phải là một. Cụ thể:
Tài sản thương hiệu hay Brand Equity là tập hợp các tài sản hoặc nợ phải trả dưới dạng khả năng hiển thị thương hiệu, liên kết thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng để qua đó làm gia tăng hoặc giảm bớt giá trị của sản phẩm/ dịch vụ hiện tại mang đến tiền năng thúc đẩy thương hiệu. Hay có thể hiểu đơn giản thì giá trị thặng dư của thương hiệu chính là tài sản thương hiệu đó. Đây là một cấu trúc quan trong trọng marketing và là chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Ngoài ra, tài sản thương hiệu cũng thay đổi nhận thức về giá trị thương hiệu bằng cách chứng minh rằng thương hiệu không chỉ trợ giúp chiến thuật để tạo ra doanh số bán hàng ngắn hạn mà còn hỗ trợ cho các chiến lược kinh doanh để bổ sung các giá trị lâu dài cho tổ chức. Khi tài sản thương hiệu cao thì khả năng bị tấn công và ảnh hưởng từ các hoạt động cạnh tranh trên thị trường sẽ thấp hơn.
Giá trị thương hiệu: Chính là giá trị tài chính của thương hiệu đó. Các doanh nghiệp thường sẽ ước tính giá trị của thương hiệu trên thị trường để xác định giá trị thương hiệu của mình.
4. Tầm quan trọng của giá trị thương hiệu đối với các doanh nghiệp
Giá trị thương hiệu là một yếu tố quyết định sự thành bại của một sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường. Nếu một doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao, họ có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng, đồng thời còn giúp xây dựng lòng tin và tạo niềm tin tưởng trong lòng khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, giá trị thương hiệu còn giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra giá cả sản phẩm cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, nhờ vào niềm tin và sự yêu thích của khách hàng đối với thương hiệu của họ. Điều này cũng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho doanh nghiệp trên thị trường.
Ví dụ: Apple là một trong những công ty có giá trị thương hiệu cao nhất trên thế giới, với sự thành công vượt trội trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Apple đã đưa ra nhiều cách tiếp cận để tạo ra giá trị thương hiệu, từ đó đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Đầu tiên, Apple tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm đột phá và sáng tạo, với thiết kế đẹp mắt, tính năng ưu việt, và khả năng tương tác dễ dàng với người dùng. Nhờ vào sự tập trung này, Apple đã tạo ra một hình ảnh thương hiệu với sự sang trọng, hiện đại, và đẳng cấp cao, thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Thứ hai, Apple đã đầu tư mạnh vào marketing và quảng bá thương hiệu. Công ty này luôn có các chiến dịch quảng cáo đầy sáng tạo, truyền tải thông điệp rõ ràng về giá trị của sản phẩm, và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Cùng với đó, Apple còn xây dựng cộng đồng người dùng trên toàn thế giới, thông qua các sự kiện thường niên như Worldwide Developers Conference hay Apple Keynote, giúp tạo sự gắn kết và tăng tính nhận thức đối với thương hiệu Apple.
Cuối cùng, Apple tạo ra sự kết hợp hoàn hảo giữa sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm người dùng. Công ty này luôn chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho người dùng, như bảo hành, cập nhật phần mềm, và hỗ trợ khách hàng. Điều này giúp tạo ra lòng tin và niềm tin tưởng trong lòng khách hàng về thương hiệu Apple, từ đó giúp nâng cao giá trị thương hiệu của công ty.
Tổng hợp lại, các cách tiếp cận của Apple đã giúp công ty này xây dựng một giá trị thương hiệu vững chắc, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tăng doanh số, tạo lợi thế cạnh tranh, và tạo ra lòng tin và niềm tin tưởng từ khách hàng.
5. Các yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
Brand value dựa trên chi phí xây dựng (Cost-Based Brand Valuation)
Định giá dựa trên chi phí hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Cost-Based Brand Valuation. Đây là một trong các yếu tố cần cân nhắc trước khi xây dựng giá trị thương hiệu, nó được xem là các chi phí phát sinh để xây dựng thương hiệu kể từ khi thành lập.
Các chi phí bao gồm: quảng cáo, chi phí khuyến mãi, cấp phép và đăng ký, tổng chiến dịch của thương hiệu. Áp dụng nó đòi hỏi bạn phải xác định rõ ràng các khoản chi thực tế trong điều kiện chi phí hiện tại. Thông thường với những doanh nghiệp vừa ra mắt thương hiệu hoặc đang có định hướng phát triển lại thương hiệu thì nên áp dụng.
Brand Value dựa trên giá trị thị trường
Để thuận tiện cho việc hình dung về yếu tố này, hãy xem ví dụ dưới đây: Để bán một căn nhà thì người bán cần phải tìm hiểu và nghiên cứu những ngôi nhà khác trong cùng khu vực trước khi đưa giá cái giá chính xác cho căn nhà mà mình muốn bán.
Tương tự như vậy, giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường chính là việc so sánh các doanh nghiệp với nhau. Có nhiều tiêu chí để so sánh, nhưng trong trường hợp này thường so sánh về giá bán một sản phẩm, các giao dịch của công ty. Nó cũng tương tự như việc dựa vào giá trị tiền sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp phải định giá bằng mặt với chúng.
6. 5 phương pháp nâng cao giá trị thương hiệu

Mỗi loại hình sẽ có những định hướng xây dựng giá trị khác nhau, dưới đây là một số hướng xây dựng giá trị thương hiệu mang đến những hiệu quả cao cho doanh nghiệp, cụ thể là:
Xây dựng một lời hứa thương hiệu vững chắc
Cần xây dựng dựa trên lời hứa thương hiệu vững chắc như sau:
- Xem xét lời hứa thương hiệu thật kỹ hoặc sử dụng mẫu logo của công ty
- Liệt kê các yếu tố mà tệp khách hàng của bạn đánh giá cao
- Đặc biệt quan tâm đến cảm xúc của khách hàng
- Lựa chọn các thông điệp thu hút khách hàng và để lại ấn tượng sâu sắc với khách hàng
- Khả năng đổi mới lời hứa thương hiệu có thể cải thiện hoặc nhấn mạnh không?
Nhân cách hóa thương hiệu
Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng giá trị thương hiệu, bởi trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau. Nên bạn cần thực hiện đổi mới từng ngày và đưa ra các chiến lược hiệu quả hơn để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Một số gợi ý giúp bạn nhân cách hóa thương hiệu chính là:
- Sử dụng tông giọng nhất quán
- Giữ vững các thông điệp
- Thể hiện tính cách của bạn
- Sử dụng kết hợp với các phương tiện truyền thông
Khác biệt hóa thương hiệu so với đối thủ
Sự khác biệt hóa thương hiệu với các đối thủ sẽ giúp cho thương hiệu có được vị trí, địa vị trên thị trường và từ đó trở thành nơi mà khách hàng lựa chọn nhiều hơn.
Để giúp thương hiệu có sự khác biệt, dưới đây là một số gợi ý, cụ thể là:
- Xác định ngành hàng độc lạ của thương hiệu
- Tính thẩm mỹ cho thương hiệu
- Tìm kiếm các insight chưa được khai thác từ đối tượng khách hàng
- Điều chỉnh thông điệp phù hợp với nhu cầu của khách hàng
- Làm nổi bật lên những sự kiện trong quá khứ
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Một số cách giúp nâng cấp trải nghiệm của khách hàng như:
- Xây dựng tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng rõ ràng
- Thấu hiểu tâm lý của khách hàng
- Liên kết cảm xúc với khách hàng với mình để nâng cấp các trải nghiệm mà khách hàng có được.
- Cập nhật và nắm bắt phản hồi của khách hàng trong thời gian thực
- Hành động dựa trên phản hồi thường xuyên của nhân viên
- Đo lường ROI từ việc mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng
Cân bằng giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế của thương hiệu
Sự kỳ vọng và sự hài lòng của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ sẽ được biểu thị như sau:
- Giá trị mong đợi cho sản phẩm <Giá trị hài lòng thực tế → Có ấn tượng tích cực cho sản phẩm
- Giá trị mong đợi cho sản phẩm = Giá trị hài lòng thực tế → Ấn tượng về sản phẩm còn yếu
- Giá trị mong đợi cho sản phẩm > Giá trị hài lòng thực tế → Có ấn tượng tiêu cực về sản phẩm
7. Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp có thể làm gì để nâng cao giá trị thương hiệu?
Doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị thương hiệu bằng cách:
- Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo.
- Tăng cường giao tiếp với khách hàng.
- Tham gia các hoạt động xã hội.
Những ví dụ về thương hiệu có giá trị cao?
Một số thương hiệu có giá trị cao trên thế giới bao gồm:
- Apple
- Amazon
- Microsoft
- Nike
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về “Giá trị thương hiệu là gì?“. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN