Hướng dẫn tra cứu lý lịch tư pháp là một quá trình quan trọng giúp người dân tự chủ kiểm tra thông tin cá nhân của mình một cách đơn giản và nhanh chóng. Đối với những người muốn kiểm tra lý lịch tư pháp của bản thân, việc này không chỉ giúp họ đảm bảo tính chính xác của thông tin mà còn là biện pháp hiệu quả để duy trì sự minh bạch và an toàn pháp lý. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Hướng dẫn tra cứu lý lịch tư pháp thông qua bài viết dưới đây.
1. Tra cứu lý lịch tư pháp là gì?
Trước hết ta cần năm được định nghĩa lý lịch tư pháp là gì?, lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của một người đã từng bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực trên thực tế và tình trạng thi hành án.
Lý lịch tư pháp còn có thể là việc cấm một cá nhân không được phép đảm nhiệm vị trí, chức vụ, không được thành lập hay quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp hay hợp tác xã đó đã từng bị tòa án tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Phá sản năm 2014.
Theo đó, có thể hiểu tra cứu lý lịch tư pháp chính là việc chủ thể có yêu cầu có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng các phương thức khác nhau để theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp của mình như thế nào và qua đó xác định được những việc cần làm tiếp theo.
2. Hướng dẫn tra cứu lý lịch tư pháp
Hiện nay có 3 cách tra cứu lý lịch tư pháp cụ thể như sau:
Tra cứu qua hệ thống SMS
Bạn thực hiện soạn tin nhắn theo cú pháp: Mã số biên nhận hồ sơ và gửi đến 8183.
Ví dụ: Mã lý lịch tư pháp của bạn là: LL546. Bạn sẽ soạn tin nhắn LL546 gửi 8183 hệ thống sẽ trả kết quả tin nhắn về máy của bạn.
Lưu ý:
Phải đăng ký số điện thoại cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ lý lịch tư pháp mới có thể thực hiện tra cứu theo bằng SMS
Lệ phí một lần nhắn tin đế tra cứu là 1.000 đồng/lần.
Đối với những trường hợp quá trình xử lý để cấp giấy lý lịch tư pháp của cá nhân bị gián đoạn, chậm trễ so với thời gian quy định thì cá nhân sẽ nhận được tin nhắn thông báo từ cơ quan có thẩm quyền cấp.
Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến cho tất cả mọi đối tượng
Bước 1: Cá nhân thực hiện truy cập vào trang web tại địa chỉ:
https://lltptructuyen.moj.gov.vn
Bước 2: Tại giao diện trang web, cá nhân tiếp tục thực hiện:
- Chọn đối tượng nộp hồ sơ;
- Chọn địa điểm nơi thường trú hoặc tạm trú;
- Bấm chọn vào nút mũi tên tại ô địa chỉ thường trú/tạm trú để bắt đầu thực hiện tra cứu.
Bước 3: Trang web sẽ hiển thị đầy đủ giao diện để cá nhân thực hiện nhập thông tin tra cứu:
Nhấn nút “Tra cứu” ở màn hình chính;
Nhập đầy đủ thông tin chi tiết vào các trường tương ứng. Cụ thể:
Mã cấp: là mã hồ sơ đăng ký trực tuyến được trả cho cá nhân khi khi thực hiện nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu của cá nhân thực hiện việc cấp lý lịch tư pháp.
Mã bảo vệ của thao tác.
Xem lại chi tiết thông tin vừa nhập, nếu đúng bấm nút “Tra cứu”.
Bước 4: Lúc này, giao diện trang web sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm tương ứng đối với thông tin tra cứu của cá nhân thực hiện xin cấp phiếu lý lịch tư pháp vừa nhập. Cụ thể, các thông tin được biết bao gồm: ngày hẹn xử lý, tình trạng xử lý, thông tin hồ sơ,…
Bước 5: Click vào “Xem chi tiết” để có thể xem lại thông tin chi tiết tờ khai
3. Tra cứu lý lịch tư pháp có mất phí không?
Tra cứu lý lịch tư pháp có mất phí. Mức phí tra cứu lý lịch tư pháp được quy định tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính:
- Phí tra cứu lý lịch tư pháp đối với công dân Việt Nam là 200.000 đồng/lần.
- Phí tra cứu lý lịch tư pháp đối với người nước ngoài là 200.000 đồng/lần.
Lệ phí tra cứu lý lịch tư pháp được nộp bằng tiền Việt Nam tại Sở Tư pháp nơi người yêu cầu tra cứu nộp hồ sơ. Người yêu cầu tra cứu có thể nộp phí trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc nộp qua bưu điện.
Trường hợp người yêu cầu tra cứu thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh. Các trường hợp được miễn hoặc giảm phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:
- Người có công với cách mạng;
- Thân nhân liệt sỹ;
- Trẻ em;
- Người thuộc hộ nghèo;
- Người cư trú tại các vùng khó khăn;
- Đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Xem lý lịch tư pháp ở đâu?
Thứ nhất, việc tra cứu lý lịch tư pháp đối với những người có án tích có trước ngày 01/7/2010 để cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện tại cơ sở dữ liệu của ngành Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.
Thứ hai, việc tra cứu thông tin để cấp lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 47 Luật lý lịch tư pháp 2009. Theo đó, đối với những trường hợp khác nhau thì sẽ thực hiện việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp ở những địa điểm khác nhau. Cụ thể:
- Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú: đối với trường hợp cá nhân đó chỉ có một nơi thường trú duy nhất tại một tỉnh kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên.
- Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia: đối với trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều tỉnh kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên.
- Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia: đối với trường hợp cá nhân là công dân Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài.
- Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp sẽ được thực hiện tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia: đối với cá nhân không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
5. Mọi người cùng hỏi
Làm thế nào để truy cập vào hệ thống tra cứu lý lịch tư pháp?
Bạn có thể truy cập trang web hoặc cổng thông tin chính thức của cơ quan công an cấp tỉnh hoặc địa phương, sau đó tìm phần “Tra cứu lý lịch tư pháp”.
Thông tin cá nhân cần chuẩn bị khi thực hiện tra cứu là gì?
Để tra cứu, bạn cần cung cấp thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, và các thông tin cá nhân khác theo yêu cầu của cơ quan.
Thời gian cần thiết để tra cứu lý lịch tư pháp là bao lâu?
Quá trình tra cứu thường diễn ra nhanh chóng, thường chỉ mất vài phút. Kết quả sẽ được hiển thị ngay trên màn hình.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Hướng dẫn tra cứu lý lịch tư pháp. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.