1. Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh giày dép
Kinh nghiệm nghiên cứu thị trường
Giày dép rất đa dạng mẫu mã, thương hiệu và tùy phân khúc khách hàng khác nhau thì sẽ có sản phẩm tương ứng. Cửa hàng giày dép không thể nhập tất cả các loại để kinh doanh. Không có khách hàng mục tiêu thì sẽ rất khó để lên chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Vì vậy bạn cần xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, phân khúc giày dép mà cửa hàng sẽ hướng đến.
Kinh nghiệm chuẩn bị vốn mở cửa hàng giày dép
Vốn kinh doanh giày dép là yếu tố quan trọng để bạn mở và duy trì cửa hàng giày dép của mình. Vậy vốn bao nhiêu là đủ? Vốn sẽ phụ thuộc vào loại hình mà bạn kinh doanh, phân khúc khách hàng sẽ ảnh hưởng đến vốn. Hiện nay, có 2 loại hình kinh doanh giày dép phổ biến là: kinh doanh online và mở cửa hàng hoặc kết hợp cả hai. Kinh doanh online thì không yêu cầu bạn phải có quá nhiều vốn, chỉ cần 5.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ là bạn có thể tự mở cho mình một tiệm giày dép online rồi.
Kinh nghiệm làm thủ tục mở shop giày dép
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể:
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến UBND: Sau khi chuẩn bị đầy đủ, bạn nộp lên Phòng kinh tế trực thuộc UBND cấp quận/huyện muốn mở cửa hàng giày dép. Nếu hồ sơ chính xác, đầy đủ và hợp lệ, cửa hàng giày dép của bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh sau 5 ngày làm việc. Ngược lại, nếu cần bổ sung gì, bạn cũng sẽ được phản hồi trong vòng 5 ngày.
Kinh nghiệm nhập hàng giày dép
Nguồn hàng nhập giày dép phổ biến là các chợ đầu mối hoặc các xưởng giày gia công, xưởng chuyên sản xuất giày dép.
- Miền Bắc có các địa điểm để nhập hàng như: Chợ đầu mối Đồng Xuân, chợ đầu mối Ninh Hiệp; Các chợ cửa khẩu: chợ Móng Cái ở Quảng Ninh, chợ Tân Thanh ở Lạng Sơn; Các xưởng giày VNXK: Giày dép An Thái Minh ở Hoàng Mai, Giày Tùng Anh ở Đống Đa,…
- Miền Nam có các địa điểm như: Chợ đầu mối An Đông, chợ đầu mối Tân Bình; Xưởng giày: Xưởng giày gia công của CTCP thời trang Mai Nguyên, Xưởng giày Tamy ở Quận 8,…
Kinh nghiệm chọn mặt bằng kinh doanh
Chi phí cho mặt bằng kinh doanh khoảng khoảng 7.000.000 VNĐ/tháng với diện tích khoảng 20-25 m2. Thuê mặt bằng kinh doanh giày dép nên chọn khu vực đông dân cư, học sinh, sinh viên, dân văn phòng. Mặt bằng thuận tiện giao thông, đảm bảo an toàn và có chỗ để xe cho khách.
Kinh nghiệm định giá sản phẩm
Liên tục cập nhật giá của các loại giày dép để phù hợp với giá thị trường. Khảo giá của các cửa hàng khác để định giá sản phẩm.
Kinh nghiệm quản lý cửa hàng giày dép
Mở cửa hàng giày dép hay mở cửa hàng gì cũng cần có kế hoạch định hướng, có lộ trình thì mới vận hành cửa hàng hiệu quả. Bạn có thể vừa mở cửa hàng và kết hợp bán trên các sàn thương mại điện tử để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Khách có thể lên đó mua sắm online.
Kinh nghiệm tiếp thị marketing và quảng cáo
Lưu ý rằng cửa hàng giày dép cần có kế hoạch marketing để thu hút và chăm sóc khách hàng. Có kế hoạch tiếp thị để tạo lợi thế cạnh tranh với các cửa hàng khác. Bạn hãy marketing online trên nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, website,…
Kinh nghiệm chăm sóc khách hàng
Để kinh doanh cửa hàng giày dép hút khách thì ngoài việc nắm rõ kiến thức về các loại giày loại dép, bạn cần kỹ năng để tư vấn cho từng khách hàng khác nhau. Nhập giày dép chất lượng, uy tín là điểm cộng để tạo lòng tin cho khách hàng và kinh doanh lâu dài. Tăng tỷ lệ quay lại cửa hàng cao hơn.
2. Có nên mở cửa hàng kinh doanh giày dép?
Giày dép là nhu cầu cơ bản thiết yếu đối với tất cả mọi người. Ngày nay, mua giày dép không đơn giản là chỉ bảo vệ đôi chân mà còn là nhu cầu làm đẹp. Đặc biệt là chị em phụ nữ luôn chọn giày nào, dép nào phù hợp với trang phục mà họ đang mặc, dịp lễ tết,… Cũng có người chọn loại giày dép phù hợp với môi trường làm việc của họ. Vậy nên, nhu cầu giày dép của mọi người ngày càng đa dạng và họ không chỉ cần một đôi mà cần rất nhiều đôi để thay đổi. Đây còn dược coi là một món phụ kiện quan trọng của người phụ nữ, giúp họ tôn dáng và nổi bật trong những hoàn cảnh khác nhau.
Thị trường hàng hóa giày dép đang rất rộng mở đối với những ai đang có ý định kinh doanh và sẽ thực sự là mặt hàng đáng để khởi nghiệp nếu bạn thực sự yêu thích. Đương nhiên, việc kinh doanh cũng có suôn sẻ và rủi ro khác nhau. Nếu bạn sợ những điều đó mà không dám làm thì bạn sẽ không thành công được trong bất cứ môi trường kinh doanh nào.
Vậy nên, thay vì băn khoăn có nên kinh doanh giày dép không? Kinh doanh giày dép có lợi nhuận không? Bạn nên bắt tay vào làm luôn.
3. Mở cửa hàng kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn?
- Với dòng giày dép cao cấp của các thương hiệu tên tuổi trên thị trường thì số vốn bạn bỏ ra sẽ cần nhiều hơn. Vốn để nhập sẵn hàng cần ít nhất từ 9.000.000 đ – 15.000.000 đ.
- Với dòng giày dép xuất khẩu chất lượng, bạn nên có vốn tầm 7.000.000 đ – 9.000.000 đ tùy thuộc sản phẩm thương hiệu trong nước hay nước ngoài
- Với giày dép hàng Trung Quốc có mức giá cả bình dân, đa dạng kiểu dáng nhưng độ bền kém thường có mức giá nhập thấp hơn. Vốn bỏ ra khoảng 8.000.000 đ – 10.000.000 đ cho việc nhập sẵn.
- Với hình thức kinh doanh order (đăng mở bán đặt trước trên các trạng mạng xã hội, nhập hàng theo số lương khách đặt). Số vốn bỏ ra của hình thức kinh doanh online này là thấp nhất vì bạn không tốn chi phí vào việc nhập hàng sẵn. Hãy yêu cầu khách cọc trước từ 50%-90% tiền hàng. Sau khi hàng về thì khách hàng sẽ thanh toán phần còn lại khi giao hàng. Vì vây, số vốn có thể giao động ít hơn từ 5.000.000 đ – 7.000.000 đ.
4. Những khó khăn khi mở cửa hàng kinh doanh giày dép
Không có mô hình kinh doanh nào suôn sẻ. Lĩnh vực nào cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh buộc bạn phải tìm ra những giải pháp mới nhất, khác với đối thủ để có thể thành công. Những khó khăn khi kinh doanh giày dép bạn sẽ gặp phải như:
- Cạnh tranh trên thị trường giữa các thương hiệu giày dép lớn.
- Xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng về giày dép thay đổi liên tục: màu sắc, kiểu dáng, chất lượng.
- Nguồn hàng thiếu đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người mua, mối sỉ, đơn hàng số lượng lớn
- Nhập hàng ít thì giá giày dép thường cao, khó cạnh tranh với các đối thủ, phí vận chuyển hàng, bao bì đóng gói
- Tiếp thị đa kênh để thu hút khách hàng và chăm sóc khách hàng
- Chi phí quản lý hàng tồn kho, những mặt hàng “trend” thường bị tồn sau khi hết “hot”, khó thanh lý, nắm bắt thị hiếu của nhiều người để đồng hành cùng khách hàng.
5. Mọi người cùng hỏi
Làm thế nào để lựa chọn những mẫu giày và thương hiệu phù hợp cho cửa hàng giày dép?
Việc lựa chọn mẫu giày và thương hiệu phải dựa trên việc hiểu rõ đối tượng khách hàng, theo dõi xu hướng thị trường và tìm kiếm những đối tác cung ứng đáng tin cậy.
Làm thế nào để xây dựng không gian bày bán hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng?
Để xây dựng không gian bày bán hấp dẫn, cần tối ưu hóa sắp xếp hàng hóa, tạo điểm nhấn trong trưng bày và cung cấp không gian thoải mái cho khách hàng thử nghiệm.
Làm thế nào để duy trì mối quan hệ với các nhãn hiệu nổi tiếng và đối tác cung ứng?
Duy trì mối quan hệ với nhãn hiệu và đối tác cung ứng bằng cách thường xuyên gặp gỡ, duy trì thông tin về xu hướng và đảm bảo thanh toán đúng hẹn.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh giày dép. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.