Mẫu giấy phép kinh doanh công ty TNHH

“Mẫu giấy phép kinh doanh công ty TNHH” là tài liệu quan trọng không chỉ xác nhận tính hợp pháp của doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin quan trọng về hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì sự tuân thủ pháp luật và xây dựng uy tín trong cộng đồng kinh doanh. Hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu về những điều quan trọng mà Mẫu giấy phép này mang lại cho sự phát triển và thành công của công ty TNHH.

Mẫu giấy phép kinh doanh công ty TNHH
Mẫu giấy phép kinh doanh công ty TNHH

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì ?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một dạng văn bản pháp quy đảm nhận vai trò “giấy khai sinh” – ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.

Căn cứ theo luật doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được hiểu như giấy khai sinh của một doanh nghiệp.

Mỗi loại hình công ty sẽ có những mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khác nhau. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ nêu rõ thông tin của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp kê khai đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ được cấp bởi cơ quan hành chính công nhà nước nhằm ghi lại các thông tin khái quát nhất về loại hình kinh doanh cũng như cách thức vận hành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể bắt đầu hoạt động sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh đăng ký thành lập doanh nghiệp thì phải đáp ứng những điều kiện như: Hoàn tất giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp lệ gửi tới cơ quan có thẩm quyền, chuẩn bị bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của chủ doanh nghiệp, thông tin các thành viên trong giai đoạn thành lập, quy định về nội dung vốn điều lệ của doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ theo yêu cầu, cung cấp thông tin xác đáng, rõ ràng cho từng đề mục. Đăng ký ngành nghề kinh doanh phải nằm trong danh sách các ngành nghề được pháp luật cho phép, nếu rơi vào trường hợp bị cấm, cá nhân/doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020 cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nghiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Chính phủ quy định chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Mẫu giấy chứng nhận của công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận công ty TNHH 1 thành viên

Theo phụ lục IV-2 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư)

 

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP….
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc


GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Mã số doanh nghiệp:
Đăng ký lần đầu, ngày…..tháng……năm………
Đăng ký thay đổi lần thứ…………….., ngày…..tháng…..năm……..

1. Tên công ty
Tên công ty viết bằng tiếng việt (ghi bằng chữ in hoa):………………………………………………………………………………………………………
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ………………………………………………………………………………………………………………
Tên công ty viết tắt (nếu có): ……………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Địa chỉ trụ sở chính:
Điện thoại (nếu có):………………………………………..                      Fax (nếu có):………………………………………..
Email (nếu có):……………………………………………….                             Website (nếu có):…………………………..

3. Vốn điều lệ ( bằng số; bằng chữ; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có):

4. Thông tin về chủ sở hữu
Đối với chủ sở hữu là cá nhân:
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): …………………………………………………..                             Giới tính:   ………………………………………..       
Sinh ngày:…./…./……              Dân tộc:…………………………………………………                       Quốc tịch: ……………………………………………..
Loại giấy tờ chứng thực cá nhân: …………………………………………
Ngày cấp: ……………/…………./………….. Nơi cấp:……………….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………………
Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………..
Đối với chủ sở hữu là tổ chức:
Tên tổ chức (ghi bằng chữ in hoa):…………………………………………………….                      
Mã số doanh nghiệp/Quyết định thành lập số:……………………………………….
Ngày cấp:……../…………/……….. Nơi cấp:………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………….

Người đại diện theo pháp luật của công ty
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa) :…………………………………………………………….       Giới tính:………..
Chức danh:……………………………
Sinh ngày:…………./…………/…………. Dân tộc: …………… Quốc tịch:…….
Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân:…………………………………………
Số giấy tờ pháp lý của cá nhân:……………………………………………
Ngày cấp:………/………./……….. Nơi cấp:…………………………………….
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………..
Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………..

TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

3.2 Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

 

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/ TP…..
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Mã số doanh nghiệp:..………………………………..
Đăng ký lần đầu,ngày …tháng……năm………..
Đăng ký thay đổi lần thứ……,ngày……tháng……năm……….

  1. Tên công ty
    Tên công ty viết bằng tiếng việt(ghi bằng chữ in hoa):…..
    Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài(nếu có):…………..
    Tên công ty viết tắt(nếu có):……………………………………….

    2. Địa chỉ trụ sở chính:………………………………
    Điện thoại:……………………………. Fax:…………………
    Email:………………………………….. Website:…………..

    3. Vốn điều lệ (bằng số; bằng chữ; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có):………………………

    4. Danh sách thành viên góp vốn
STT Tên thành viên Quốc tịch Địa chỉ liên lạc đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Phần vốn góp (VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có) Tỉ lệ (%) Số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; số Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức Ghi chú
1
2
3
  1. Người đại diện theo pháp luật của công ty
    Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa):……………………………….  Giới tính:………………
    Chức danh: ………………………………..
    Sinh ngày:…../……../………. Dân tộc :…………. Quốc tịch:………………
    Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân:………………………..
    Số giấy tờ pháp lý của cá nhân:…………………………..
    Ngày cấp:…../……/…………..     Nơi cấp:…………………….
    Địa chỉ trường trú:……………………………………………………………………………………..
    Địa chỉ liên lạc:………………………………………………………………………………………… 
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Mã số doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu một mã số riêng, mã số này sẽ được nhập vào hệ thống thông tin điện tử về doanh nghiệp của Chính Phủ, sau đó mã số doanh nghiệp có vai trò trong việc hỗ trợ hỗ trợ cơ quan thẩm quyền trong việc quản lý các sai phạm, hỗ trợ các thủ tục liên quan tới vấn đề thẩm quyền và giúp tạo sự khác biệt quan trọng giữa mọi các doanh nghiệp khác.

Tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp được viết dưới dạng tên Tiếng Việt, tên Tiếng Anh, tên viết tắt (nếu có).

Tên sẽ gồm phần chung và phần riêng, phần chung là loại hình doanh nghiệp như: “Doanh nghiệp tư nhân”, “Công ty Hợp danh”, “Công ty trách nhiệm hữu hạn”, “Công ty cổ phần” và cộng phần riêng. Phần riêng sẽ là phần để phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác cho nên theo Luật quy định thì tên của doanh nghiệp không được trùng nhau và không được gây nhầm lẫn đối với loại hình doanh nghiệp. Khi đặt tên công ty sẽ không được thêm những kí tự đặc biệt hoặc vi phạm lịch sử thuần phong mỹ tục của Việt Nam; sử dụng một phần hoặc toàn bộ tên đơn vị của nhà nước để đặt tên trừ trường hợp khác. Và trước khi đăng ký tên doanh nghiệp thì bạn có thể lên cổng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Thông tin chi tiết về trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại hotline, email cùng một số thông tin khác mang tính đặc thù. 

Trụ sở chính của Doanh nghiệp được đặt trên lãnh thổ Việt Nam là địa chỉ liên lạc cụ thể của Doanh nghiệp.

– Thông tin về số vốn điều lệ mà công ty đăng kí, mọi tài sản được quy về VNĐ.

– Tên đầy đủ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tùy vào từng các loại hình doanh nghiệp, sẽ có quy định về số lượng và cách thức lựa chọn người đại diện khác nhau.

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp thì sẽ có thêm những thông tin nội dung như sau:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong giấy chứng nhận sẽ có thêm phần thông tin thành viên góp vốn: Tên thành viên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của cá nhân, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, giá trị phần vốn góp, tỉ lệ trong phần vốn góp, số giấy tờ pháp lý cá nhân đối với trường hợp là cá nhân và mã số doanh nghiệp với quyết định thành lập đối với trường hợp thành viên là tổ chức.

Đối với công ty cổ phần ngoài những thông tin như trên, thêm thông tin về vốn điều lệ và người đại diện theo pháp luật.

Đối với công ty hợp danh sẽ có thêm bảng danh sách thành viên hợp danh, tên nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của thành viên hợp danh, quốc tịch, giá trị phần vốn góp, số giấy tờ pháp lý cá nhân là CMND hoặc CCCD.

Câu hỏi thường gặp 

Làm thế nào để đăng ký Mẫu giấy phép kinh doanh cho công ty TNHH?

Để đăng ký Mẫu giấy phép kinh doanh cho công ty TNHH tại Việt Nam, bạn cần tuân thủ một số bước quy định của cơ quan quản lý doanh nghiệp. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản, nhưng lưu ý rằng chi tiết có thể thay đổi tùy theo quy định cụ thể của địa phương:

Liên hệ với Cơ Quan Đăng Ký Kinh Doanh:

Bạn cần liên hệ với cơ quan quản lý doanh nghiệp tại quận/huyện nơi công ty sẽ đặt trụ sở chính. Ở Việt Nam, cơ quan này thường là Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Văn phòng Đăng ký kinh doanh.

Thu Thập Thông Tin và Giấy Tờ:

Chuẩn bị các thông tin cần thiết như tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, mã số thuế, vốn điều lệ, và các thông tin liên quan khác. Bạn cũng cần các giấy tờ hỗ trợ như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, bản sao CMTND của người đại diện pháp lý.

Hoàn Tất Hồ Sơ Đăng Ký:

Điền đầy đủ thông tin trong mẫu đăng ký kinh doanh theo mẫu do cơ quan quản lý cung cấp. Ghi rõ và chính xác để tránh những sửa đổi sau này.

Nộp Hồ Sơ và Chi Trả Phí:

Nộp hồ sơ và các giấy tờ liên quan tại cơ quan quản lý theo quy định. Cùng với đó, bạn cần chi trả các khoản phí liên quan theo quy định của địa phương.

Chờ Xử Lý và Nhận Giấy Phép:

Cơ quan quản lý sẽ xem xét hồ sơ và tiến hành kiểm tra. Sau khi hồ sơ được chấp nhận và phê duyệt, bạn sẽ nhận được Mẫu giấy phép kinh doanh cho công ty TNHH.

Lưu ý rằng quy trình và yêu cầu cụ thể có thể thay đổi tùy theo quy định của từng địa phương, do đó, bạn nên kiểm tra với cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương để đảm bảo rằng bạn tuân thủ đầy đủ các quy định.

Mục đích chính của Mẫu giấy phép kinh doanh là gì?

Mục đích chính của Mẫu giấy phép kinh doanh là xác nhận tính hợp pháp của một doanh nghiệp. Đây là một tài liệu quan trọng và bắt buộc mà doanh nghiệp phải có để thực hiện các hoạt động kinh doanh chính thức trong quốc gia hoặc địa phương. Dưới đây là những mục đích chính của Mẫu giấy phép kinh doanh:

  • Xác Nhận Tính Hợp Pháp:
    • Một trong những mục đích chính nhất của Mẫu giấy phép kinh doanh là xác nhận rằng doanh nghiệp là một tổ chức hoặc cá nhân được pháp luật công nhận và có quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi quy định.
  • Đặc Điểm Doanh Nghiệp:
    • Mẫu giấy phép cung cấp các thông tin quan trọng về doanh nghiệp như tên chính thức, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, và một số thông tin khác giúp xác định đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp.
  • Quyền Lực Pháp Lý:
    • Mẫu giấy phép thường xác định loại hình doanh nghiệp (ví dụ: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân) và thông tin về quyền lực pháp lý của doanh nghiệp.
  • Ngày Cấp và Hiệu Lực:
    • Mẫu giấy phép cung cấp thông tin về ngày cấp giấy phép và thời hạn hiệu lực của giấy phép, giúp doanh nghiệp theo dõi và duy trì tính hợp pháp.
  • Mã Số Thuế:
    • Mã số thuế của doanh nghiệp thường được đưa ra trong giấy phép, giúp doanh nghiệp đăng ký và thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định.
  • Thuận Lợi Cho Quản Lý Thuế:
    • Mẫu giấy phép kinh doanh là một trong những tài liệu cơ bản để quản lý thuế có thể kiểm tra và xác minh thông tin về doanh nghiệp.

Mục đích chính của Mẫu giấy phép kinh doanh là đảm bảo tính hợp pháp và xác nhận quyền lực pháp lý của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Các yêu cầu và thông tin cần thiết để đạt được Mẫu giấy phép kinh doanh là gì?

Các yêu cầu và thông tin cần thiết để đạt được Mẫu giấy phép kinh doanh có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia và địa phương. Dưới đây là một số thông tin và yêu cầu phổ biến mà bạn có thể cần chuẩn bị khi đăng ký Mẫu giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp của mình:

Thông Tin Cơ Bản về Doanh Nghiệp:

Tên đầy đủ và viết tắt của doanh nghiệp.

Địa chỉ trụ sở chính và địa chỉ chi nhánh (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Loại Hình Doanh Nghiệp: Chọn loại hình doanh nghiệp, ví dụ: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân.

Ngày Cấp và Thời Hạn Hiệu Lực: Thông tin về ngày cấp giấy phép và thời hạn hiệu lực của giấy phép.

Mã Số Thuế: Mã số thuế doanh nghiệp cần được cung cấp để đảm bảo tuân thủ các quy định thuế.

Vốn Điều Lệ: Số vốn điều lệ của doanh nghiệp (nếu áp dụng).

Giấy Tờ Hỗ Trợ:

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp lý.

Các giấy tờ khác liên quan đến doanh nghiệp và người đại diện pháp lý.

Điều Kiện Đặc Biệt (Nếu Có): Trong một số trường hợp, có thể cần cung cấp thông tin hoặc giấy tờ đặc biệt liên quan đến ngành nghề cụ thể của doanh nghiệp.

Chi Phí Đăng Ký: Nộp các khoản phí đăng ký theo quy định của cơ quan quản lý địa phương.

Lưu ý rằng các yêu cầu cụ thể có thể thay đổi tùy theo quy định của từng quốc gia và địa phương, vì vậy bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ quan đăng ký kinh doanh để có thông tin chính xác và chi tiết nhất.

Bài viết đã cung cấp chi tiết về “Mẫu giấy phép kinh doanh công ty TNHH”. ACC Đồng Nai hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    0765 856 345