Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu ngày càng mở rộng, điều này đã dẫn đến việc tăng cường nhu cầu về lao động không chỉ trong nước mà còn cả lao động nước ngoài tại Việt Nam. Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cả tổ chức và quốc gia. Trong mọi lĩnh vực, việc có sự hiện diện của chuyên gia trong lĩnh vực đó giúp tăng cường hiệu suất công việc. Vậy, thủ tục cấp giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam sẽ như thế nào, gồm những bước gì? Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu nhé.
I. Chuyên gia nước ngoài là gì?
II.Các vị trí chuyên gia phổ biến mà các doanh nghiệp tổ chức tại Việt Nam hay sử dụng
– Chuyên gia kinh doanh, Chuyên gia kỹ thuật, kỹ sư, Chuyên gia Maketing
– Trưởng phòng, trưởng nhóm, trưởng bộ (Cũng được liệt kê vào nhóm cấp giấy phép lao động cho chuyên gia)
– Giáo viên dậy ngôn ngữ (Tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc), Giáo viên theo (Yoga, Gym) cũng là những vị trí được gọi là chuyên gia
– Đầu bếp, chuyên gia ẩm thực ……..
Các doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam có thể mời, bảo lãnh cho người nước ngoài là chuyên gia vào làm việc tại doanh nghiệp, công ty. Nếu chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên 3 tháng thì bắt buộc phải xin cấp giấy phép lao động theo quy định.
III. Thủ tục cấp giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài
A. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho chuyên gia
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP;
2. Giấy chứng nhận sức khỏe/giấy khám sức khỏe;
3. Phiếu lý lịch tư pháp/văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội/truy cứu trách nhiệm hình sự;
4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là chuyên gia: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm làm việc của chuyên gia;
5. 02 ảnh màu (4×6 cm, nền trắng);
6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu;
8. Bằng cấp, kinh nghiệm làm việc chứng minh là chuyên gia nước ngoài đủ điều kiện làm việc ở Việt Nam.
9. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:
- Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp:
- Văn bản doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc
- Văn bản chứng minh người lao động được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước khi làm tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
- Người lao động thực hiện hợp đồng về kinh tế, thương mại:
- Hợp đồng/thỏa thuận giữa Việt Nam và nước ngoài có thỏa thuận người lao động làm tại Việt Nam;
- Người lao động là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng:
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Việt Nam và nước ngoài
- Văn bản chứng minh người lao động đã làm cho doanh nghiệp nước ngoài không hiện diện thương mại tại Việt Nam ít nhất 02 năm;
- Người lao động vào chào bán dịch vụ:
- Văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động vào Việt Nam đàm phán cung cấp dịch vụ;
- Người lao động làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam:
- Văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động đến làm việc và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
- Người lao động là chuyên gia: văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động sang làm tại Việt Nam phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.
Các giấy tờ nếu cấp tại nước ngoài/cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt.