Kinh nghiệm mở cửa hàng handmade

Mở cửa hàng handmade những năm gần đây đang dần trở thành một xu hướng khởi nghiệp được rất nhiều người lựa chọn. Số lượng cửa hàng bán đồ handmade tăng lên ngày càng nhiều, bởi lẽ, mô hình kinh doanh này không yêu cầu số vốn lớn mà khả năng quay vòng vốn lại nhanh. Vậy cần chuẩn bị những Kinh nghiệm mở cửa hàng handmade nào để có thể thành công?

Kinh nghiệm mở cửa hàng handmade
Kinh nghiệm mở cửa hàng handmade

1. Trang bị kiến thức về đồ handmade

Tìm hiểu về cách làm đồ handmade

Có rất nhiều nguồn để bạn tìm hiểu cách thức làm đồ handmade, bạn có thể tham gia các khóa học, các câu lạc bộ và tham khảo từ các video hướng dẫn làm đồ handmade trên Youtube. Tùy vào thế mạnh của bản thân mà bạn có thể lựa chọn học làm đồ handmade từ giấy, len,… hay bất kỳ một chất liệu nào khác. Học làm đồ handmade sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về đặc thù riêng của các loại sản phẩm đó, trau dồi thêm kỹ năng làm đồ handmade, từ đó tự lựa chọn ra được sản phẩm độc đáo của riêng bạn để kinh doanh.

Nghiên cứu thị trường và các xu hướng đồ handmade hiện nay

Bên cạnh tìm hiểu về cách làm các sản phẩm handmade, bạn cũng cần tìm hiểu về tình hình thị trường hiện tại để nắm được nhu cầu tiêu dùng cũng như thị hiếu của khách hàng. Bạn có thể nhanh chóng cập nhật các xu hướng mới nhất thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Pinterest,… Việc kinh doanh những sản phẩm đồ handmade bắt kịp xu hướng sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng và nhanh chóng xây dựng được chỗ đứng trên thị trường. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các hội chợ để tiếp thị thương hiệu, tác phẩm và có cơ hội giao tiếp đến nhiều người có sở thích, đam mê đồ handmade hơn.

Học kỹ năng gói quà

Khi mở shop bán đồ handmade, bạn cũng nên học cách gói quà thật xinh. Ít ai biết đây chính là cách để bạn thể hiện sự độc đáo và ảnh hưởng đến sự ấn tượng khiến khách hàng nhớ tới cửa hàng của bạn lâu hơn. Kỹ năng này bạn cũng hoàn toàn có thể tự học thông qua các video hướng dẫn trên mạng hoặc tự sáng tạo tùy chỉnh cách gói quà của riêng bạn. Nếu có thể, bạn hãy lựa chọn những mẫu giấy gói được in ấn với họa tiết xinh đẹp và giá rẻ để tối ưu chi phí nhất.

2. Có nên kinh doanh đồ handmade?

Số vốn đầu tư không quá lớn

Đối với sản phẩm handmade, người bán thường không quá lo lắng về nguồn vốn đầu tư ban đầu bởi nguyên vật liệu để làm đồ handmade có giá không quá cao. Chi phí chủ yếu đến từ tiền thuê cửa hàng và tuyển nhân viên nhưng người bán cũng không cần quá lo lắng bởi thu nhập từ việc bán mặt hàng này khá cao. Phần lợi nhuận là mức giá trả cho công sức lao động và sáng tạo của người tạo ra món đồ handmade đó nhờ sự tỉ mỉ trong từng khâu, sự sắp xếp độc đáo và tạo hình độc đáo. Nếu vẫn chưa đủ số vốn ban đầu, bạn có thể lựa chọn vay vốn kinh doanh để khởi nghiệp. 

Bên cạnh đó, kinh doanh đồ handmade có thể thu hồi vốn nhanh và có khả năng quay vòng vốn trong thời gian ngắn. Bởi người bán thường nhận đơn hàng thông qua các mẫu có sẵn hơn là tạo ra các sản phẩm rồi trưng bày nó bởi đây là mặt hàng có vòng đời ngắn, thường theo xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng để tạo ra sản phẩm. 

Nhu cầu thị trường cao

 Nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng nhanh của một bộ phận khách hàng bởi đồ handmade được sử dụng không chỉ trang trí cho không gian sinh hoạt của người dùng mà còn thường trở thành một món quà đong đầy ý nghĩa đến những người thân thiết như người thân và bạn bè. Các trào lưu cũng là một cơ hội lớn dành cho người bán khi có thể tận dụng nó tạo ra các sản phẩm hợp với thị hiếu cũng như xu hướng được nhiều người tiêu dùng đón nhận.

 Đồ handmade được thấy nhiều người trẻ sử dụng, tuy nhiên nó không chỉ phục vụ cho duy nhất nhóm người trẻ. Có thể thấy rằng, nhiều sản phẩm thủ công cũng được nhóm người lớn tuổi ưa thích và sử dụng bởi sự thân thiện của nó. Các món đồ hoài cổ không chỉ chứa đựng những sự tinh tế mà còn đem lại cảm giác gần gũi, trở về những ngày tháng xưa cũ của những người đã trải qua nhiều năm sóng gió cuộc đời. Ngoài ra, đồ handmade cũng thu hút được nhiều sự chú ý từ những em bé bởi sự ngộ nghĩnh của những món đồ chơi được làm thủ công.

 Bên cạnh những ưu điểm của kinh doanh handmade thì người bán cũng đối diện với vấn đề quan trọng chính là khởi nghiệp. Bắt đầu kinh doanh luôn là một quyết định khó khăn, cần có nhiều thời gian để suy nghĩ. Dù bất kể đối với ai, khởi nghiệp luôn là một sự lựa chọn đòi hỏi nhiều suy tính bởi bước chân vào một ngành mới mà bản thân còn chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ làm nhiều người nhụt chí. Tuy nhiên, sau những khó khăn ấy, trái ngọt sẽ được tạo ra, kết quả chính là phần thưởng cho người có sự kiên trì. Chính vì vậy, để bắt đầu kinh doanh đồ handmade thì người bán cần rất nhiều kiến thức cũng như khả năng trong cả 2 lĩnh vực là kinh doanh và sáng tạo đồ handmade.

3. Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng kinh doanh đồ handmade?

Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng kinh doanh đồ handmade?
Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng kinh doanh đồ handmade?

Tùy vào hình thức kinh doanh mà bạn lựa chọn, nguồn vốn cần thiết để mở cửa hàng đồ handmade sẽ khác nhau. Nếu có dưới 10 triệu đồng thì giải pháp tối ưu nhất là kinh doanh online. Trong đó bạn mất khoảng 3 đến 5 triệu cho việc thiết kế website bán hàng, đây sẽ là shop ảo để bạn trưng bày và quảng cáo sản phẩm của mình. Số tiền còn lại dành để nhập nguyên liệu, tiếp thị và vận chuyển hàng.

Thực tế bạn vẫn có thể kinh doanh trực tuyến mà không cần website, ví dụ lập fanpage trên Facebook để bán hàng chẳng hạn, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, vì sau này rất khó xây dựng thương hiệu nếu bạn không có mảnh đất của riêng mình. Có website bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian trong việc tiếp cận khách hàng, lọc đơn hàng, thiết lập chính sách trước và sau khi bán.

Nếu có nhiều vốn hơn, khoảng trên dưới 40 triệu đồng thì bạn có thể mở hẳn một cửa hàng kinh doanh đồ handmade. Trong đó nặng nhất là phần thuê mặt bằng, mặc dù shop handmade không cần rộng nhưng cũng mất khoảng gần 20 triệu cho khoản này, vì chủ nhà thường bắt đặt cọc từ 3 đến 6 tháng. Ngoài ra còn tiền sắm sửa trang thiết bị trong cửa hàng cũng tốn không ít.

4. Tìm kiếm nguồn hàng

  • Mua theo túi: Giá mua nguyên liệu theo túi hoặc bao lớn sẽ rẻ hơn rất nhiều khi bạn mua lẻ, ví dụ móc càng cua bán lẻ giá 1.000đ/cái còn mua túi 50 cái chỉ mất 25.000đ thôi.
  • Làm mẫu nào mua nguyên liệu của mẫu đó: Nhiều bạn đi chợ mua sỉ cứ thấy rẻ là mua về dùng dần cho tiện dù chưa chắc các mẫu sản phẩm của bạn đã dùng đến. Vì vậy trước khi đi nhập hàng bạn cần liệt kê danh sách nguyên liệu của từng mẫu rồi mua đúng theo số lượng định trước, tránh phí phạm.

5. Các câu hỏi thường gặp

Vốn đầu tư ban đầu để mở cửa hàng handmade là bao nhiêu?

Vốn đầu tư ban đầu dao động từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng, tùy vào quy mô cửa hàng và vị trí mặt bằng.

Diện tích tối thiểu để mở cửa hàng handmade là bao nhiêu?

Diện tích tối thiểu là 15m², tuy nhiên, bạn nên cân nhắc diện tích phù hợp với số lượng sản phẩm và nhu cầu khách hàng.

Những lưu ý khi chọn mặt bằng mở cửa hàng handmade?

  • Vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Giao thông thuận lợi, chỗ đậu xe cho khách hàng.
  • Mức giá thuê phù hợp với khả năng tài chính.
  • Diện tích phù hợp với số lượng sản phẩm và nhu cầu khách hàng.
  • An ninh đảm bảo.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Kinh nghiệm mở cửa hàng handmade. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image