Làm nhà tiền chế, một phương pháp xây dựng hiện đại và tiện ích, thường gặp trong ngành công nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, mặc dù quy trình này mang lại sự linh hoạt và hiệu quả trong việc xây dựng, nhưng liệu việc Làm nhà tiền chế có phải xin phép không? Câu trả lời không chỉ là một khía cạnh quan trọng của quy định xây dựng mà còn liên quan đến sự minh bạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật xây dựng.
1. Nhà tiền chế là gì?
Nhà tiền chế là một thuật ngữ khá mới trong xây dựng, về bản chất, đó là nhà lắp ghép từ tấm thép được gia công tại xưởng sau đó mang đến nơi thi công và tiến hành lắp đặt với khoảng thời gian hoàn thiện với những căn nhà tiền chế đơn giản khoảng 1 tuần, với những ngôi nhà phức tạp hơn thì thời gian kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Với tính chất đó, chi phí thi công vì thế cũng rẻ hơn so với nhà truyền thống, giảm 30% chi phí xây nhà truyền thống và mang tính cạnh tranh, được nhiều người lựa chọn hiện nay.
2. Làm nhà tiền chế có phải xin phép không?
Nhà tiền chế tùy thuộc từng mục đích sử dụng thì sẽ rơi vào một trong hai đối tượng phải xin hoặc là được miễn thủ tục giấy phép xây dựng. Trường hợp nhà tiền chế không thuộc các đối tượng trên thì phải xin còn trường hợp thuộc các trường hợp trên như nhà tạm- tiền chế là công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định,… thì không cần phải xin giấy phép xây dựng.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà tiền chế
Để được xây dựng nhà tiền chế thì người dân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy (Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP).
- Các giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, ví dụ là Sổ đỏ, Sổ hồng. Hoặc có thể là văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Quyết định phê duyệt dự án.
- Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có).
- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
- Đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thì cần văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng cần có 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng, trong đó gồm: sơ đồ vị trí tuyến công trình; bản vẽ các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình; bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình.
4. Trình tự xin cấp giấy phép xây dựng nhà tiền chế
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Chủ đầu tư chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm những giấy tờ như trên để đề nghị cấp giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
- Sau đó tiến hành kiểm tra hồ sơ.
- Nếu trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu đúng quy định thì cán bộ sẽ ghi giấy biên nhận. Còn đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng thì phải hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền là xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Khi đó, chủ đầu tư phải có trách nhiệm bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.
- Nếu như yêu cầu bổ sung làm rõ, chủ đầu tư không tiến hành thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Bước 4: Tiến hành đối chiếu
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định của Luật xây dựng để gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 6: Nhận kết quả:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, thời hạn giải quyết là trong vòng 30 ngày.
- Đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ: thời hạn giải quyết trong vòng 15 ngày.
- Nếu trường hợp cần xem xét thêm nếu đến thời hạn cấp giấy phép thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện. Thời gian giải quyết không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn như trên.
5. Không xin cấp giấy phép xây dựng nhà tiền chế bị xử phạt bao nhiêu?
Như trên phân tích, nhà tiền chế thuộc trường hợp bắt buộc phải xin phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành thi công. Trường hợp nếu khi xây dựng mà không xin cấp giấy phép thì bị xử phạt theo đúng quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Cụ thể là:
- Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
- Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
- Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng.
6. Mọi người cùng hỏi
Những yếu tố nào chủ đầu tư cần chú ý khi nộp đơn xin phép làm nhà tiền chế?
Chủ đầu tư cần chú ý đến việc đảm bảo rằng hồ sơ đầy đủ, bao gồm thông tin thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu.
Có những quy định cụ thể nào liên quan đến an toàn và môi trường trong quy trình xin phép nhà tiền chế không?
Quy định cụ thể này thường liên quan đến việc đảm bảo rằng công trình không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và an toàn xã hội.
Hậu quả nếu không xin phép xây dựng nhà tiền chế là gì?
Nếu không xin phép, chủ đầu tư có thể phải đối mặt với xử lý pháp lý, đình chỉ hoạt động xây dựng, và đôi khi là việc phải sửa chữa hoặc tháo dỡ công trình.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Làm nhà tiền chế có phải xin phép không?. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.