Chế độ tài của chính công ty trách nhiệm hữu hạn

Chế độ tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp. Cùng ACC Đồng Nai tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về các quy định tài chính, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật. 

Chế độ tài chính của công ty TNHH
Chế độ tài chính của công ty TNHH

1. Góp vốn của các thành viên trong công ty TNHH một thành viên

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ. Đồng thời, Luật yêu cầu chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Pháp luật Việt Nam không bắt buộc chủ sở hữu công ty phải góp vốn ngay tại thời điểm đăng ký mà cho phép cam kết góp trong khoảng thời gian nhất định. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, khoảng thời hạn này là 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy định này tạo điều kiện để các nhà đầu tư thu xếp nguồn vốn, nhưng cũng dễ bị lợi dụng để kéo dài thời gian góp vốn, dẫn đến tình trạng vốn điều lệ chỉ tồn tại trên giấy tờ. Do đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã ấn định thời hạn góp vốn để hạn chế tình trạng vốn ảo và giúp công ty nhanh chóng có tài sản để tham gia kinh doanh.

2. Tăng vốn điều lệ của công ty TNHH 

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng cách:

Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn vào vốn điều lệ công ty

  • Tăng vốn điều lệ đồng nghĩa với việc tăng khả năng trả nợ của công ty, góp phần giảm thiểu rủi ro cho các khách hàng, đối tác của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Việc tăng vốn điều lệ này được khuyến khích vì giúp tăng tính ổn định và tin cậy của công ty.
  • Cách thức chủ sở hữu tự góp thêm vốn vào vốn điều lệ được xem là hình thức tăng vốn đơn giản và an toàn nhất. Chủ sở hữu công ty sẽ tự cân nhắc dựa trên nhu cầu kinh doanh và khả năng tài chính của mình để quyết định tăng thêm vốn điều lệ. Với cách thức này, ưu điểm là chủ sở hữu công ty vẫn tiếp tục duy trì vai trò và vị trí là chủ sở hữu duy nhất, không phải san sẻ quyền lực hay lợi nhuận với bất kỳ ai khác. Tuy nhiên, hạn chế của phương thức này là có thể không huy động được đủ nguồn vốn cần thiết cho công ty.

Huy động thêm vốn góp của người khác:

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn bằng cách huy động tổ chức, cá nhân khác góp vốn vào công ty. Những chủ thể góp vốn phải không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất việc góp vốn, mỗi chủ thể sẽ sở hữu một phần vốn góp, kéo theo đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không còn thuộc sở hữu của một chủ mà sẽ thuộc sở hữu của nhiều chủ.
  • Khi lựa chọn hình thức huy động vốn này, công ty bắt buộc phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Việc huy động thêm vốn bằng cách kêu gọi chủ thể khác cùng tham gia góp vốn vào công ty sẽ giúp công ty dễ dàng có được nguồn vốn điều lệ lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần, và phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ.

3. Giảm vốn điều lệ của công ty TNHH

Giảm vốn điều lệ của công ty TNHH
Giảm vốn điều lệ của công ty TNHH

Vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định khả năng trả nợ của công ty, việc giảm vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính của công ty và tạo thêm rủi ro cho các chủ nợ. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất, nên chủ sở hữu có thể dễ dàng giảm vốn điều lệ nhằm trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản, dẫn tới quyền lợi của các chủ nợ không được bảo đảm. Do đó, theo Luật Doanh nghiệp cũ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.

Thứ nhất, hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Cách giảm vốn điều lệ này bảo vệ lợi ích của bên thứ ba và quyền lợi của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Vi phạm điều kiện hoàn trả vốn thì chủ sở hữu phải đối mặt với chế tài được nêu tại Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Thứ hai, vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được giảm vốn điều lệ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Tuy nhiên, chủ sở hữu công ty vẫn phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài chính tương ứng với phần vốn mà chủ sở hữu đã cam kết góp ngay từ đầu cho khoảng thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Ngoài việc buộc chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trên số vốn đã cam kết cho các giao dịch phát sinh trước khi đăng ký thay đổi vốn góp, công ty còn có thể bị phạt vì hành vi không đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền khi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.

>>>>> Xem thêm: Quy định và cách thức rút vốn khỏi công ty TNHH

4. Xử lý phần vốn góp trong công ty TNHH của các thành viên 

Việc xử lý phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) của các thành viên thường được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật và điều lệ công ty. Dưới đây là các quy định và quy trình xử lý phần vốn góp của các thành viên trong công ty TNHH:

Chuyển nhượng phần vốn góp: Các thành viên trong công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác, nhưng phải tuân thủ các quy định sau:

  • Chào bán nội bộ: Phần vốn góp phải được chào bán trước tiên cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
  • Chuyển nhượng bên ngoài: Nếu các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán, thì phần vốn góp còn lại mới được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên.

Thừa kế phần vốn góp:

  • Thành viên cá nhân qua đời: Phần vốn góp sẽ được chuyển giao cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Thành viên bị tuyên bố mất tích: Người quản lý tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự sẽ tiếp quản phần vốn góp của thành viên bị mất tích.

Tặng cho phần vốn góp:

  • Tặng cho người thân: Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho vợ, chồng, cha, mẹ, con, hoặc người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba. Người được tặng cho đương nhiên trở thành thành viên của công ty.
  • Tặng cho người khác: Người được tặng cho chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Sử dụng phần vốn góp để trả nợ:

  • Trở thành thành viên: Người nhận thanh toán có thể trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.
  • Chào bán và chuyển nhượng: Nếu không được chấp thuận, phần vốn góp sẽ được chào bán và chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Những quy định trên giúp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty TNHH, đồng thời tạo sự minh bạch và ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Trên đây là bài bài viết về chế độ tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn ACC Đồng Nai muốn cung cấp để người đọc nắm vững và thực hiện đúng chế độ tài chính, giúp công ty trách nhiệm hữu hạn duy trì hoạt động ổn định và phát triển bền vững. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về thủ tục thành lập công ty TNHH tại Đồng Nai, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Zalo hoặc hotline đề được tư vấn chính xác nhất.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image