Các khoản chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn

Mở một cửa hàng tạp hóa ở nông thôn đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận và hiểu biết sâu sắc về các khoản chi phí cần phải đối mặt. Trong bối cảnh cộng đồng nông thôn thường có quy mô nhỏ và nguồn thu nhập biến động, việc quản lý và tính toán chi phí một cách tỉ mỉ là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Hãy cùng nhau tìm hiểu về Các khoản chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn để mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn, nhằm đảm bảo sự ổn định và bền vững trong quá trình kinh doanh.
Các khoản chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn
Các khoản chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn

1. Cửa hàng tạp hóa là gì?

Cửa hàng tạp hóa là một loại cửa hàng nhỏ chuyên kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày và đa dạng, như thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng, vật dụng cá nhân, và nhiều mặt hàng khác. Các cửa hàng tạp hóa thường phục vụ cộng đồng lân cận và có thể mang lại sự thuận tiện cho khách hàng bằng việc cung cấp một loạt các sản phẩm cơ bản mà họ có thể mua hàng ngày mà không cần phải đi xa.

2. Các khoản chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn

Với quy mô cửa hàng khoảng từ 30 – 50m2

  • Chi phí ước tính cho việc mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn với diện tích 30 – 50m2 sẽ rơi vào tầm khoảng 200-250 triệu đồng. Chúng bao gồm các khoản sau:
  • Tiền mặt bằng: 2-5 triệu đồng/tháng. Điều này cần bạn phải tính xa bởi chi phí này không phải là một cục tiền bạn có thể bỏ ra ngay lập tức, mà nó là một sự đầu tư dần dần. Tuy nhiên, nếu như bạn mở cửa hàng tạp hóa tại nhàcủa mình thì lại không cần phải lo về khoản này.
  • Tiền vốn nguồn hàng: 150-180 triệu đồng. Số tiền này có thể thay đổi tùy vào mặt hàng bạn nhập về bán là gì. Tuy nhiên, nếu bạn nhập hàng đắt giống như sữa, mỹ phẩm,… thì số tiền này có thể lên cao hơn, mọi người cần phải lưu ý.
  • Tiền lắp đặt trang thiết bị cửa hàng: tầm 35-40 triệu đồng. Bạn nên chuẩn bị các thứ cần thiết như giá kệ, trang trí, máy quản lý bán hàng, thiết bị an ninh, camera, bàn thu ngân, xe đẩy siêu thị (có hoặc không đều được)… Trong đó, tiền đầu tư cho giá kệ là đắt nhất, rơi vào tầm khoảng 25 triệu.
  • Tiền thuê nhân công: tầm 4-5 triệu/người/ tháng. Cũng có thể bạn không thuê nhân viên nên phần phí này không tính đến.
  • Tiền cho các chi phí khác, bao gồm cả sự phát sinh: khoảng 10 triệu đồng.

Với quy mô cửa hàng khoảng trên 100m2

Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn rộng trên 100m2 không hề có giới hạn về diện tích, nên không thể xác định được tiền vốn mở cửa hàng tạp hoá sẽ rơi vào khoảng nào.

Bạn cần phải có trong tay ít nhất là một khoản vốn đã xác định cho chi phí mở cửa hàng tạp hóa, cụ thể ở đây là khoảng 500 triệu:

  • Tiền mặt bằng: khoảng 5 – 7 triệu/tháng. Tất nhiên, nếu như bạn đã có sẵn mặt bằng thì điều này sẽ không tính, bạn có thể để dành chúng để chuẩn bị cho chi phí phát sinh sau đó có thể xảy ra.
  • Tiền vốn nguồn hàng: 300 triệu đồng là số vốn ít nhất bạn cần có.
  • Tiền lắp đặt trang thiết bị: tầm khoảng 80 – 100 triệu. Tiền giá kệ vẫn luôn chiếm nhiều nhất, chúng sẽ rơi vào con số hơn kém 50 triệu một chút.
  • Tiền thuê nhân công, ít nhất cũng là 4-5 triệu cho một người. Với diện tích lớn như vậy, tốt nhất là bạn nên thuê thêm nhân viên bởi khối lượng công việc khá nhiều. Và tiền công thì có thể được thỏa thuận bởi hợp đồng lao động giữa hai bên.

3. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn

Lên kế hoạch cho vốn đầu tư

Hoạch định số vốn đầu tư và cân bằng khoản đầu tư phù hợp giúp bạn hạn chế được thất thoát và tiết kiệm chi phí đầu tư. Thông thường khi mở một cửa hàng có diện tích 50m2 bạn cần số vốn từ 200- 350 triệu cho việc lắp đặt hệ thống và nhập hàng hóa ban đầu.

Kinh doanh các mặt hàng thiết yếu ở nông thôn

Với những cửa hàng tạp hóa ở quê thì nên chỉ kinh doanh các sản phẩm, mặt hàng phổ thông thiết yếu được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, cần đáp ứng nhu cầu thiết yếu khách hàng thì mới có thể kinh doanh lâu dài, bạn cần nắm kinh doanh gì ở quê sẽ đem đến hiệu quả. Không cần thiết kinh doanh hàng hoá của thương hiệu lớn, đắt tiền. Tập trung đa dạng mặt hàng để bước đến với cửa hàng tổng hợp, đáp ứng mọi nhu cầu. Những mặt hàng này sẽ dễ tiếp cận với khách hàng ở vùng quê hơn, từ đó mới chuyển dần sang các sản phẩm mới cùng loại để tạo sự đa dạng và nhiều lựa chọn cho khách hàng.

Tìm nguồn hàng tạp hóa

Dựa vào quy mô khu vực cũng như phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng mà bạn hình thức nhập hàng phù hợp. Ví dụ như nhỏ lẻ thì có thể nhập từ các chợ, đại lý gần nơi minh nhất còn với quy mô lớn hơn có thể nhập hàng từ các đại lý cấp 1 hoặc trực tiếp từ nhà sản xuất. Bạn có thể nhập hàng ở các chợ đầu mối, siêu thị hoặc nhận làm đại lý phân phối cho các hãng lớn.

Giá các mặt hàng tạp hóa

Mỗi loại hàng hóa có nhiều giá bán khác nhau. Bạn cần phải tính toán thật cẩn thận để hạn chế những rủi ro trong quá trình kinh doanh buôn bán của mình. Thỉnh thoảng bạn có thể đưa ra các chương trình ưu đãi về giá để kích thích tiêu dùng như mua số lượng nhiều được giảm giá. Cần tìm nhà cung cấp hàng tạp hóa uy tín, hợp tác lâu dài, để tiết kiệm chi phí.

Lên danh sách các thiết bị cần mua

Cửa hàng tạp hóa thường phải nhập nhiều mặt hàng với số lượng lớn. Để việc nhập hàng và trưng bày, cũng như quản lý các mặt hàng tạp hóa ở nông thôn dễ dàng hơn, bạn nên lên danh sách cần mua các thiết bị hỗ trợ giúp việc xuất nhập dễ dàng hơn.

Sắp xếp hàng hóa khoa học tạo nét độc đáo

Thiết kế và phân khu theo từng đặc tính của sản phẩm với độ ưu tiên khác nhau. Lên thiết kế quy định trưng bày hàng hóa theo thứ tự các khu vực riêng biệt. Hãy tạo dấu ấn riêng, sự mới lạ cho gian hàng của mình vì ở nông thôn thường các cửa hàng được sắp xếp và thiết kế khá đơn điệu, không có sức hút. Vì thế, hãy làm mới cửa hàng và hút khách nhờ nghệ thuật sắp xếp hàng hóa.

Lên chương trình bán hàng giá ưu đãi

Khách hàng luôn thích mua hàng giảm giá, hãy lên kế hoạch và các chương trình giảm giá theo từng loại sản phẩm hoặc các ngày lễ tết, ngày vàng, tháng vàng ưu đãi,… Đây là cách bạn gây sự chú ý của khách hàng và khách sẽ theo dõi cửa hàng của bạn để xem có các chương trình giảm giá tiếp theo hay không?

Phải đăng ký kinh doanh tại địa phương

Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn cũng cần chuẩn bị danh mục giấy tờ như giấy phép kinh doanh, hóa đơn nguồn gốc nhập hàng, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm,… Bạn cần phải hoàn thiện những thủ tục này trước khi bắt đầu mở tạp hóa để đảm bảo tuân thủ đúng mọi yếu tố pháp lý.

4. Cách thiết kế và trưng bày cửa hàng tạp hóa

Lựa chọn thiết kế cửa hàng hiện đại

Lên thiết kế và trang trí cửa hàng vô cùng quan trọng vì đây là công đoạn quyết định đến không gian mua sắm của cửa hàng. Nên lựa chọn kiểu thiết kế không gian cửa hàng theo mô hình kinh doanh của các cửa hàng tiện lợi có tiếng hiện nay như: Vinmart+ hoặc các chuỗi cửa hàng tự chọn. Với mô hình dạng này, không gian luôn tạo cho khách hàng sự chuyên nghiệp, đẹp mắt và tiện lợi khi mua sắm.

Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn hàng hóa mình muốn, một cách dễ dàng khi hàng hóa được phân khu và sắp xếp rõ ràng, gòn gàng trên hệ thống giá kệ.

Nếu bạn thuê thiết kế hoặc liên hệ với công ty cung cấp giá kệ họ sẽ lên thiết kế và tư vấn, lựa chọn cho bạn loại kệ phù hợp với không gian mua sắm và giúp bạn tối ưu được mặt bằng trưng bày hiệu quả nhất.

Xu hướng hiện nay đang được sử dụng nhiều nhất là thiết kế cửa hàng hướng không gian mở, lối đi hành lang, kệ nối tiếp được lắp đặt xuyên suốt với nhau.

Sử dụng hệ thống giá kệ siêu thị để bày hàng hóa chuyên nghiệp

Các hệ thống siêu thị, cửa hàng tự chọn, cửa hàng tạp hóa ở thành phố hay nông thôn hiện nay đều không thể thiếu được hệ thống giá kệ bày hàng hóa. Không chỉ đơn thuần là bày hàng tiện lợi, an toàn mà giá kệ còn được sử dụng như món đồ nội thất để nhằm trang trí cho cửa hàng đẹp và hiện đại hơn.

Hiện nay, các loại kệ sắt siêu thị rất được ưa chuộng và phủ gần như toàn bộ các siêu thị, cửa hàng lớn nhỏ trên cả nước. Không phải ngẫu nhiên mà siêu thị GO!, Lan Chi, Lotte, hay các siêu thị mini Vinmart,.. lựa chọn sử dụng. Loại giá kệ này không chỉ có hình thức đẹp mà sử dụng bền đẹp, bày được đa dạng các mặt hàng, chống ẩm mốc, bảo vệ hàng hóa.

Vì thế, để kinh doanh thành công ở quê, bạn cần có sự đầu tư hệ thống giá kệ phù hợp, để cửa hàng tạp hóa đẹp, hiện đại hơn, không đi theo lỗi mòn của các cửa hàng tạp hóa cũ. Có như thế bạn mới có thể kinh doanh lâu dài và bền vững trong tương lai.

Lựa chọn kệ trưng bày siêu thị phải phù hợp với kích thước và tận dụng được lối đi, kết hợp kệ đôi và kệ sát tường sẽ tiết kiệm mặt bằng. Có các loại giá kệ siêu thị đang Hot hiện nay, bạn có thể lựa chọn như:

  • Kệ siêu thị tôn lưới: Loại kệ này có giá rẻ, lưng lưới thông thoáng, bày hàng đa dạng, độ chịu lực hạn chế hơn các loại kệ tôn lỗ và tôn liền.
  • Kệ siêu thị tôn đục lỗ: Đây là loại kệ có hình thức sang trọng, đang là xu hướng lựa chọn của rất nhiều khách hàng hiện nay. Kệ có tấm chắn lưng đục lỗ hoa văn, không bị lỗi mốt, khi bày hàng khá sang trọng. Kệ có giá phù hợp, đáng để đầu tư cho cửa hàng.
  • Kệ siêu thị tôn liền: Kệ có tấm chắn lưng tôn kín nên rất chắc chắn, độ bền chắc cao, có thể bày được các loại hàng hóa nặng như: đồ điện gia dụng, sữa, sách, bát đĩa,… Kệ có mức giá cao nhất so với kệ lưới và kệ tôn đục lỗ.
  •  Ngoài ra có các loại kệ rau, kệ rổ mì, kệ móc treo: Cần thiết sử dụng trong các cửa hàng tự chọn, các siêu thị lớn và nhỏ để trưng bày hàng hóa phù hợp.

5. Cơ hội và thách thức khi mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn

Cơ hội và thách thức khi mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn
Cơ hội và thách thức khi mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn

Ngày nay ở nông thôn các khu công nghiệp, nhà xưởng mọc lên ngày càng nhiều thì nhu cầu mua bán hàng hóa cũng tăng theo. Chính vì thế mở cửa hàng tạp hóa là hình thức kinh doanh được nhiều chủ đầu tư chọn lựa.

  • Ở vùng nông thôn, dân cư thưa thớt hơn so với thành thị, điều này có thể ảnh hưởng đến lượng hàng hóa tiêu thụ và doanh số bán. Để thu hút khách hàng, việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa cần được quan tâm, có thể là khu vực đông dân cư hoặc gần các điểm như trường học, chợ, v.v.
  • Thu nhập trung bình của cư dân nông thôn cũng sẽ ảnh hưởng đến nhóm sản phẩm bạn nên cung cấp. Nếu đối tượng chủ yếu là nông dân có thu nhập thấp, bạn nên tập trung vào các sản phẩm giá trị. Đối với nhóm có thu nhập cao hơn, bạn có thể mở rộng dòng sản phẩm với các mặt hàng độc quyền hoặc hàng nhập khẩu.
  • Đa phần người dân ở đây đều có thói quen mua sắm hàng hóa lẻ tại chợ hoặc các sạp bán hàng. Chính vì thế khi mở cửa hàng bạn cần chú ý tới giá cả và tính thuận tiện cho khách hàng.
  • Quản lý hàng hóa cũng là một trong những thách thức phải đối mặt, đặc biệt khi có nhiều khách lẻ mua số lượng ít và đa dạng loại hàng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhầm lẫn hàng hóa, mất mát số lượng và sai sót trong thanh toán.
  • Các mô hình siêu thị mini hiện đại đang dần xuất hiện ở các vùng nông thôn và tạo ra áp lực cạnh tranh với cửa hàng tạp hóa địa phương.

6. Mọi người cùng hỏi

Chi phí nào quan trọng nhất khi mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn?

Một trong những chi phí quan trọng nhất là chi phí thuê đất và xây dựng cơ sở vật chất, vì nó ảnh hưởng đến vị trí và quy mô của cửa hàng.

Làm thế nào để ước lượng chi phí cho việc quảng bá và quảng cáo tại cửa hàng tạp hóa ở vùng nông thôn?

Cần xem xét các chi phí quảng cáo truyền thống và cả chiến lược tiếp thị kỹ thuật số, đồng thời tính toán theo quy mô cộng đồng để đảm bảo hiệu suất chi phí.

Chi phí duy trì hàng tồn kho và quản lý cung ứng ở nông thôn thường có những đặc trưng gì?

Chi phí này thường phụ thuộc vào sự biến động của thị trường nông sản và nhu cầu đặc biệt của cộng đồng nông thôn. Điều này bao gồm cả chi phí lưu trữ và vận chuyển hàng hóa.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Các khoản chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image