Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp gồm những gì?

Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng mà mọi nhà đầu tư cần cân nhắc. Bài viết này của ACC Đồng Nai sẽ giúp bạn hiểu rõ các loại chi phí cần chuẩn bị trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, từ phí đăng ký, thuế, đến các khoản chi khác liên quan. 

Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp gồm những gì
Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp gồm những gì

1. Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp gồm những gì?

Chi phí thực tế khi bước đầu thành lập một doanh nghiệp

  • Lệ phí nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư: Hiện nay lệ phí này năm ở mức 100.000 đ cho việc nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp và 300.000 đ cho nộp bố cáo điện tử.
  • 2. Phí mua chữ ký số: từ 1.200.000đ/năm trở lên. Tuỳ thuộc vào các nhà cung cấp và số năm ký hợp đồng mà chữ ký số sẽ có giá khác nhau.
  • Ký quỹ tại ngân hàng: Khi mở tài khoản công ty bạn phải bắt buộc nộp vào 1.000.000 đ để để ký quỹ. Số tiền này sẽ không được rút ra trong suốt quá trình sử dụng
  • Lệ phí thuế môn bài: Với các công ty có vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì số tiền thuế môn bài là 2.000.000 đ/năm còn trên 10 tỷ là 3.000.000đ/năm. Nếu thành lập sau ngày 01/07 thì sẽ thực hiện đóng thuế nửa năm.
  • In hoá đơn: phí in hoá đơn tuỳ thuộc và nhà cung cấp và số lượng in. Giá 1 cuốn hiện nay nằm ở khoảng 300.000đ/ cuốn /50 tờ hoá đơn.

Ngoài ra bạn còn cần tốn 1 khoản chi phí nhỏ cho việc thực hiện hồ sơ này qua các công ty dịch vụ. Tuỳ công ty dịch vụ mà sẽ có các mức giá khác nhau. 

Các chi phí khác khi thực hiện trên chứng từ sổ sách

Chi phí được tính bắt đầu một doanh nghiệp gồm có:

  • Chi phí đào tạo nhân viên;
  • Chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp;
  •  Các loại chi phí cho học phí, chi phí di chuyển;
  •  Chi phí cho việc mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, cấp giấy phép và chuyển giao công nghệ, thương hiệu, lợi thế thương mại, … là một loại tài sản vô hình mà được tính vào chi phí kinh doanh khi không quá 3 năm theo quy định của thuế TNDN.
  • Bộ Tài chính cũng quy định về cho phí khi xác định thu nhập chịu thuế cụ thể trong phần 1, Điều 6, như sau: “Trừ các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp nêu tại khoản 2 Điều này”. Bất kỳ chi phí kinh doanh đủ điều kiện khấu trừ gồm các khoản:
  • Chi phí kinh doanh phát sinh thực tế của hoạt động sản xuất mà các doanh nghiệp phải chịu
  • Theo quy định của pháp luật thì chi phí có hoá đơn, chứng từ hợp pháp được khấu trừ thuế

>>>> Xem thêm bài viết: Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp trọn gói, giá rẻ

2. Những khoản chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được đưa vào chi phí hợp lý

Những khoản chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được tính thuế TNDN. Trong đó, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi, trừ các khoản chi phí không được trừ, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: 

  • Khoản chi phí thực tế phát sinh là những khoản chi liên quan đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Khoản chi đảm bảo có đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp pháp theo quy định của nhà nước.
  • Khoản chi có hoá đơn mua dịch vụ, hàng hóa mỗi lần với giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thực hiện thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Hay nói cách khác, thực hiện thanh toán qua tài khoản ngân hàng đối với các khoản chi có hoá đơn mua dịch vụ, hàng hóa mỗi lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (bao gồm thuế GTGT).

3. Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được xếp vào tài sản cố định vô hình đúng không?

Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được xếp vào tài sản cố định vô hình đúng không
Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được xếp vào tài sản cố định vô hình đúng không

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.

Như vậy, chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.

4. Các câu hỏi thường gặp

Có cần phải chuẩn bị ngân sách cho các chi phí tư vấn pháp lý khi thành lập doanh nghiệp không?

Có, việc chuẩn bị ngân sách cho các chi phí tư vấn pháp lý là quan trọng để đảm bảo rằng các thủ tục pháp lý và quy định được thực hiện đúng cách.

Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp có bao gồm phí đăng ký tên thương hiệu không?

Có, phí đăng ký tên thương hiệu là một khoản chi phí quan trọng và thường được tính vào chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp.

Có phải chi phí thuê mặt bằng cũng được tính vào chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp không?

Có, chi phí thuê mặt bằng là một khoản chi phí quan trọng cần được tính vào ngân sách trước khi doanh nghiệp chính thức hoạt động.

Việc nắm rõ các chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp sẽ giúp bạn lập kế hoạch tài chính hiệu quả và tránh những bất ngờ không mong muốn. Bằng cách chuẩn bị đầy đủ và chi tiết, bạn có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình khởi đầu suôn sẻ và bền vững. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ ACC Đồng Nai để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image