Giấy phép lao động được gia hạn mấy lần?

Giấy phép lao động là loại giấy tờ quan trọng không thể thiếu đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động. Vậy giấy phép lao động có được gia hạn không, được gia hạn mấy lần? Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu nhé.

Giấy phép lao động được gia hạn mấy lần
Giấy phép lao động được gia hạn mấy lần

I. Giấy phép lao động cho người nước ngoài là gì?

Giấy phép lao động cho người nước ngoài là một loại giấy tờ do cơ quan nhà nước cấp, cho phép người nước ngoài có quyền tham gia vào hoạt động lao động tại Việt Nam. Điều này bao gồm việc làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hoặc cá nhân tại Việt Nam và thường được yêu cầu để tuân thủ các quy định và điều kiện nhất định, bao gồm cả việc có hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận tương tự với bên sử dụng lao động. Giấy phép lao động đảm bảo rằng người nước ngoài có quyền lợi và nghĩa vụ phù hợp khi làm việc tại Việt Nam.

II. Khi nào gia hạn giấy phép lao động ?

  • Theo đó, giấy phép lao động luôn có thời hạn nhất định nhưng không được quá 02 năm theo quy định nêu trên. Thời hạn của giấy phép lao động có thể không đến 02 năm nếu người lao động tiến hành thực hiện công việc tại Việt Nam căn cứ theo thời hạn hợp đồng lao động dự kiến, thời gian dự kiến thực hiện công việc tại Việt Nam ngắn hơn 02 năm.
  • Vì vậy, căn cứ vào thời hạn ghi trên giấy phép lao động đã được cấp, khi sắp hết thời hạn nếu muốn tiếp tục làm việc tại vị trí đã được cấp giấy phép lao động trước đó, người lao động nước ngoài phải tiến hành gia hạn giấy phép người lao động.

III. Gia hạn giấy phép lao động được mấy lần?

Điều 19 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định rằng giấy phép lao động có thể được gia hạn theo các trường hợp sau đây, nhưng chỉ được thực hiện một lần và thời hạn tối đa là 02 năm:

1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến ký kết.

2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.

3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.

6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.

8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.

IV. Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động

– Để được gia hạn giấy phép lao động cần đáp ứng được các

  • Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
  • Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
  • Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.

V. Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động 

Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động

1. Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo.

2. 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp.

4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

5. Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo quy định của pháp luật.

6. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định.

7. Một trong các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp trừ trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Lưu ý: Giấy tờ là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải và công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

Mẫu giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Mẫu giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

VI. Trình tự thủ tục gia hạn giấy phép lao động 

  • Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
  • Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ xem xét và gia hạn giấy phép lao động. Trong trường hợp không gia hạn giấy phép lao động, sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do.
  • Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, sau khi giấy phép lao động được gia hạn, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
  • Người sử dụng lao động cần gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã gia hạn giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao đã được chứng thực.

VII. Thẩm quyền gia hạn giấy phép lao động 

– Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội đối với trường hợp tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được chính phủ, bộ ngành cấp phép thành lập.

– Sở lao động – Thương binh và xã hội đối với trường hợp doanh nghiệp/tổ chức nằm ở các quận, huyện, thị xã.

Về thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, theo quy định mới tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

VIII. Lệ phí gia hạn giấy phép lao động

Lệ phí là khoản tiền đã được ấn định mà bắt buộc cá nhân, tổ chức khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công và phục vụ cho công việc quản lý nhà nước. Khi nộp hồ sơ tại cơ quan gia giấy phép lao động, người nộp hồ sơ phải nộp lệ phí theo quy định. Mức phí gia hạn giấy phép lao động sẽ dao động trong khoảng từ 400.000 đến 600.000 đồng cho một giấy phép. Ngoài ra còn có một số chi phí như chi phí đi lại, chi phí công chứng, dịch thuật, làm hồ sơ, phí thuê dịch vụ làm giấy phép lao động và các chi phí phát sinh khác.

IX. Mức xử phạt khi không gia hạn giấy phép lao động?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, người sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:

Đối với người lao động nước ngoài sử dụng giấy phép lao động hết hạn sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam;

Đối với người sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn sẽ bị phạt tiền được tính theo các mức sau:

Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng khi sử dụng từ 01 người đến 10 người;

Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi sử dụng từ 11 người đến 20 người;

Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi sử dụng từ 21 người trở lên.

Như vậy, khi giấy phép lao động của người nước ngoài đã hết hạn thì người lao động và người sử dụng lao động cần chủ động thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động nhằm tránh các rủi ro không đáng có.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nađã giúp quý khách hàng có cho mình câu trả lời về “Giấy phép lao động được gia hạn mấy lần?” Nếu quý khách hàng còn thắc mắc, hãy liên hệ với ACC Đồng Nai khi có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image