Làm lý lịch tư pháp giả bị xử phạt như thế nào?

Việc làm lý lịch tư pháp giả là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Trong trường hợp bị phát hiện làm lý lịch tư pháp giả, cá nhân sẽ phải đối mặt với những hậu quả pháp lý và hình phạt xứng đáng. Hãy cùng tìm hiểu về cách xử phạt khi ai đó thực hiện hành vi này. Hãy cùng tìm hiểu Làm lý lịch tư pháp giả bị xử phạt như thế nào? thông qua bài viết dưới đây.

Làm lý lịch tư pháp giả bị xử phạt như thế nào?
Làm lý lịch tư pháp giả bị xử phạt như thế nào?

1. Lý lịch tư pháp giả là gì?

Căn cứ khoản 1, Điều 2, Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định về lý lịch tư pháp như sau:

“ Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tóa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Vậy lý lịch tư pháp giả là loại lý lịch được ban hành một cách trái pháp luật do:

  • Không phải được ban hành bởi Sở Tư pháp
  • Thông trong giấy không đúng sự thật

2. Làm lý lịch tư pháp giả bị xử phạt như thế nào?

Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả sẽ bị xử phạt hành chính căn cứ điểm a khoản 3 Điều 38 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP) như sau:

Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử;
  3. b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp;
  4. c) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả.
  5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  6. a) Làm giả phiếu lý lịch tư pháp;
  7. b) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác.”

Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 4 cùng điều quy định như sau

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Điểm c Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này”

3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý lý lịch tư pháp giả

Nội dung về hành vi làm giả lý lịch tư pháp được quy định tại mục 2 chương 3. Vậy nên căn cứ Điều 72 Nghị định 65/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP  quy định như sau:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp
  • Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Bộ Tư pháp

4. Cách nhận biết phiếu lý lịch tư pháp giả

Cách nhận biết phiếu lý lịch tư pháp giả
Cách nhận biết phiếu lý lịch tư pháp giả

Dù hiện nay phiếu có rất nhiều thủ đoạn tinh vi để làm lý lịch tư pháp giả, nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận biết qua các đặc điểm sau:

  • Màu sắc trên giấy không tươi bằng giấy thật.
  • Các chi tiết, chữ, quốc hiệu, tiêu ngữ,…. không rõ nét.
  • Có thể thấy các đường sọc ngang

5. Cách xử lý khi gặp phải phiếu lý lịch tư pháp giả?

Khi phát hiện phiếu lý lịch tư pháp giả, người dân cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền được quy định như trên để cơ quan xử lý kịp thời, thu hồi, tiêu hủy phiếu lý lịch tư pháp giả.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về lý lịch tư pháp giả. Có thể thấy việc làm lý lịch tư pháp giả gây ra rất nhiều hệ luỵ, nếu bị phát hiện người làm lý lịch tư pháp giả không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn không thể có được công việc mình mong muốn. Bởi vậy giải pháp tốt nhất chính là làm phiếu lý lịch tư pháp theo đúng quy định của pháp luật.

6. Mọi người cùng hỏi

Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp làm lý lịch tư pháp giả?

Các cơ quan như Công an, Tòa án, và các cơ quan quản lý tư pháp có thể có thẩm quyền xử phạt người vi phạm.

Việc xử phạt có thể bao gồm những biện pháp nào?

Xử phạt có thể bao gồm hình phạt tiền, tước quyền sử dụng các giấy tờ tùy thân, và trong những trường hợp nghiêm trọng, án tù.

Có cơ hội sửa chữa hoặc hòa giải khi làm lý lịch tư pháp giả không?

Trong một số trường hợp, người vi phạm có thể có cơ hội sửa chữa hành vi và đối mặt với hình phạt nhẹ hơn nếu họ hợp tác và chấp nhận trách nhiệm đối với hành động của mình. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào quy định cụ thể của từng trường hợp.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Làm lý lịch tư pháp giả bị xử phạt như thế nào? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image