Mở cửa hàng gốm sứ là một quyết định quan trọng đối với những người kinh doanh có đam mê và sự sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và trang trí nội thất. Tuy nhiên, để thực hiện dự án này một cách hiệu quả, vấn đề vốn đầu tư là một trong những điểm quan trọng cần xem xét. Đặt ra câu hỏi “Mở cửa hàng gốm sứ cần bao nhiêu vốn?” không chỉ là vấn đề về con số cụ thể, mà còn là về khả năng quản lý rủi ro và linh hoạt trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, quá trình lập kế hoạch cần phải được thực hiện một cách tỉ mỉ để đảm bảo sự thành công và bền vững của dự án.
1. Mở cửa hàng gốm sứ cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng kinh doanh gốm sứ, bạn cần có nguồn vốn để chi trả các chi phí, mua sắm các trang thiết bị cần thiết như:
- Chi phí thuê cửa hàng: Chi phí thuê mặt bằng tùy vào thỏa thuận giữa bạn và người cho thuê. Địa điểm kinh doanh mặt bằng cửa hàng gốm sứ cần có diện tích ít nhất 40m2 trở lên để trưng bày các loại sản phẩm. Nếu cửa hàng mở tại khu trung tâm thành phố, đông dân cư thì tiền thuê dao động khoảng 7-12 triệu/ tháng.
- Chi phí nhập hàng hóa: Chi phí nhập gốm sứ kinh doanh dao động khoảng 50.000.000 VNĐ – 100.000.000 VNĐ. Chi phí này có thể nhiều hơn tùy vào danh mục và số lượng hàng hóa bạn muốn kinh doanh.
- Chi phí khác: Ngoài ra, các chi phí thuê nhân viên, mua sắm trang thiết bị cần thiết, chi phí nhập hàng mới khi chưa xoay vòng vốn.
Để mở 1 cửa hàng gốm sứ kinh doanh hút khách, bạn cần chuẩn bị tài chính khoảng 50.000.000 VNĐ – 100.000.000 VNĐ tùy vào khả năng. Tuy nhiên, số vốn này sẽ thay đổi tùy theo quy mô, các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động.
2. Kinh nghiệm ở cửa hàng gốm sứ
Hiểu biết gốm sứ và thật sự đam mê gốm sứ
Khi bắt đầu kinh doanh một sản phẩm nào đó, bắt buộc các bạn phải thật sự hiểu và đam mê với nó. Trang bị kiến thức về mặt hàng chuẩn bị kinh doanh là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong kinh doanh cửa hàng gốm sứ. Việc chuẩn bị và nâng cao kiến thức về sản phẩm sẽ giúp bạn đánh giá được chất lượng của từng nhà cung cấp.
Khảo sát nhu cầu thị trường
Không chỉ với ngành hàng gốm sứ, muốn bắt đầu bất kỳ một công việc kinh doanh nàо đó, mọi người đều cần phải quаn tâm đến quá trình nghiên cứu và khảо sát thị trường. Hãy cố gắng đánh giá chi tiết về nhu cầu muа sắm củа người dân địа phương nơi bạn sắp kinh doanh. Đồng thời khảo sát phân khúc thị trường sản phẩm hướng đến.
Lựa chọn mô hình kinh doanh( online/ offline/ kết hợp)
Hiện nay có rất nhiều hình thức kinh doanh các bạn có thể lựa chọn áp dụng cho cửa hàng của mình. Kinh doanh gốm sứ online trên các trang mạng xã hội ( Facebook, Instagram,…), các sàn thương mại điện tử( Shopee, Lazada,…), mở cửa hàng để khách hàng đến mua trực tiếp, hoặc bạn có thể kết hợp nhiều hình thức kinh doanh với nhau để mang lại lợi nhuận cho cửa hàng của mình.
Tìm nguồn hàng, đại lý gốm sứ
Để tìm được nguồn hàng gốm sứ uy tín, chất lượng thì trước hết, bạn nên biết phân biệt được gốm và sứ. Sứ là chất liệu tinh, bề mặt sản phẩm phủ một lớp men bóng, sáng. Gốm là sản phẩm thô không được phủ men. Yếu tố quan trọng nhất trong gốm sứ là men, đất, tay nghề. Đối với yếu tố đất và men thì phải có kinh nghiệm tay nghề lâu năm mới nắm rõ được. Còn tay nghề sẽ giúp bạn nhìn được hoa văn thủ công hay decal.
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp
Trước khi quyết định thuê mặt bằng ở đâu bạn nên khảo sát thị trường. Bởi vị trí mặt bằng tác động rất lớn đến quá trình kinh doanh. Vị trí mở cửa hàng nên cân nhắc các địa điểm gần trung tâm, thuận tiện giao thông,… Bạn cần xác định quy mô kinh doanh của cửa hàng để chọn mặt bằng với diện tích phù hợp.
Bí quyết lưu kho và vận chuyển hàng hóa gốm sứ
Khi mới bắt đầu kinh doanh đồ gốm sứ, khó khăn nhất chẳng phải là vốn mà nằm ở khâu vận chuyển, đóng gói. Bởi chưа có kinh nghiệm gì nên tình trạng bị đổ vỡ xảy rа rất nhiều. Vậy nên đây cũng sẽ là điểm bạn cần lưu ý khi bán buôn đồ gốm sứ.
Nếu bạn chưa đủ vốn hãy bắt đầu từ cộng tác viên
Hiện một số cửa hàng hỗ trợ cho những bạn thực sự đam mê, yêu thích gốm sứ Nhật và muốn kiếm thêm thu nhập sẵn sàng cho các bạn đăng hình ảnh sản phẩm, chào bán, có khách mua thì đến cửa hàng lấy sản phẩm giao cho khách. Nếu chăm chỉ, trung bình bạn có thể kiếm được khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Đừng đơn độc, hãy tham gia “ liên minh”
Ngành gốm sứ Nhật có cái hay là không cạnh tranh nhau, mọi người có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, liên kết giữa các cửa hàng, người bán có thể trao đổi sản phẩm với nhau. Khi gom đủ bộ thì sẽ bán được giá, vì có những bộ chỉ thiếu một món cũng sẽ bị mất giá.
Học hỏi kinh nghiệm từ khách hàng
Bạn phải lắng nghe góp ý của khách, có khách am hiểu hơn người bán và giúp bạn định lại giá trị cho sản phẩm
Quan trọng nhất là phải làm sao kéo được khách đến cửa hàng thông qua quảng cáo, chất lượng sản phẩm, cách phục vụ, chăm sóc khách… Gốm sứ Nhật là sản phẩm đặc thù mang tính nghệ thuật, vì vậy không nên quảng cáo bán sản phẩm một cách trực tiếp, nêu giá sản phẩm cụ thể mà chỉ nên giới thiệu địa điểm của mình như một nơi đến để tham quan, giao lưu, thưởng lãm mà khách không nhất thiết phải mua hàng.
Cắt giảm chi phí, xây dựng thương hiệu mạnh
Bạn cố gắng tự học hỏi các kỹ năng bán hàng, marketing… thay vì thuê bên ngoài sẽ tốn chi phí ban đầu, có thể lên tới 100 triệu đồng. Khi chạy quảng cáo, cần nhắm đúng đối tượng khách hàng, phần lớn tập trung ở độ tuổi 25 – 45 có cuộc sống, thu nhập ổn định, rành công nghệ. Chú trọng khách hàng nữ. Có những ngày chẳng bán được gì, có những ngày bán cả 40 – 50 triệu đồng, bạn nên chuẩn bị tâm lý này để không bỏ cuộc.
Không ngại hàng trộn, hàng giả
Nhiều người lo ngại gốm sứ Trung Quốc trà trộn với gốm sứ Nhật, nhưng gốm sứ các nước trà trộn vào (Pháp, Ý, Trung Quốc, Anh…) thì phần lớn là sản phẩm đẳng cấp, có khi còn đẹp và có giá hơn gốm sứ Nhật. Song, tỷ lệ trà trộn không nhiều, một kiện hàng 95% gốm sứ Nhật, còn lại 5% là hàng trà trộn. Bạn nên lọc sản phẩm kém chất lượng, gốm Trung Quốc chất lượng thấp thường có màu sắc lòe loẹt.
Bán cân ký để đẩy nhanh hàng
Bạn nên áp dụng hình thức bán sỉ, lẻ gốm sứ Nhật theo kiểu cân ký, lợi nhuận bù qua sớt lại. Cân ký dễ bán mà giá lại rẻ, người mua dễ chấp nhận. Đây cũng là một hình thức bán hàng “lạ” giúp bạn quảng bá cho cửa hàng của mình. Bán cân ký bạn lời khoảng 30%.
Quản lý tiệm gốm thông minh với phần mềm quản lý bán hàng
Để giúp chủ cửa hàng thoải mái, công việc kinh doanh thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn trong quá trình bán hàng.
3. Mọi người cùng hỏi
Mở cửa hàng gốm sứ cần bao nhiêu vốn mà tôi cần chuẩn bị từ ban đầu?
Số vốn cần thiết sẽ phụ thuộc vào quy mô và mục tiêu kinh doanh của bạn. Bạn cần xác định rõ kích thước cửa hàng, loại sản phẩm, và mức độ sản xuất để ước lượng vốn cần.
Nên đầu tư vào những khía cạnh nào để giảm thiểu chi phí mở cửa hàng gốm sứ?
Có thể tìm kiếm các nguồn cung vật liệu rẻ hơn, xem xét thuê mặt bằng kinh doanh có chi phí hợp lý, và tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm thiểu chi phí lao động và nguyên liệu.
Làm thế nào để dự đoán được doanh thu và lợi nhuận từ cửa hàng gốm sứ của tôi?
Thực hiện một nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và xác định đối tượng mục tiêu. Tính toán giá thành sản phẩm và đặt một mức giá hợp lý để đảm bảo thu nhập lợi nhuận.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mở cửa hàng gốm sứ cần bao nhiêu vốn?. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.