Việc chuyển chi nhánh thành công ty độc lập là một quyết định chiến lược quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Quá trình này không chỉ giúp mở rộng quy mô hoạt động mà còn tạo ra cơ hội phát triển mới. Trong bài viết này, hãy cùng ACC Đồng Nai sẽ tìm hiểu chi tiết về cách thực hiện quá trình này một cách hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
1. Chuyển chi nhánh thành một công ty độc lập để làm gì?
Thực tế có nhiều lý do mà chủ doanh nghiệp mong muốn chuyển đổi chi nhánh thành một công ty độc lập, cụ thể:
- Chi nhánh hiện tại đang triển khai kinh doanh theo dự án, theo thỏa thuận hợp tác nên để rõ ràng trong quyền và lợi ích mà chủ doanh nghiệp mong muốn tách chi nhánh công ty đang hoạt động thành một công ty mới.
- Chi nhánh hiện tại không được tham gia đấu thầu, hoặc không đủ điều kiện tự mình tham gia các hoạt động kinh doanh theo tiêu chí của chủ đầu tư, đối tác kinh doanh đưa ra dẫn tới việc chủ doanh nghiệp buộc phải lựa chọn dùng một công ty để thực hiện việc đấu thầu hoặc tham gia hợp tác kinh doanh thay cho chi nhánh.
2. Chuyển chi nhánh thành công ty độc lập như thế nào?
Hiện tại theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và nghị định hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp không quy định về việc chuyển Chi nhánh công ty thành một công ty độc lập mà chỉ quy định trường hợp tách doanh nghiệp ban đầu thành doanh nghiệp mới độc lập cùng loại mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Như vậy trường hợp muốn đăng ký chi nhánh thành một công ty độc lập thì chi nhánh phải chuyển toàn bộ tài sản nghĩa vụ tài chính về cho công ty ban đầu. Sau đó thông qua nghị quyết tách công ty (tách phần tài sản, nghĩa vụ từ chi nhánh chuyển về) để thành lập công ty mới.
>>>> Xem thêm bài viết: Thủ tục chia, tách công ty cổ phần mới nhất
3. Hồ sơ chuyển chi nhánh thành công ty độc lập
Hồ sơ cần chuẩn bị:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Dự thảo Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên công ty, cổ đông sáng lập (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần).
– Nghị quyết tách công ty.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
- Giấy chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực đối với thành viên là cá nhân;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức, kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
– Bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chia công ty và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị tách.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị tách
4. Điều kiện sử dụng phương thức chia tách công ty để chuyển chi nhánh thành công ty độc lập
Điều kiện sử dụng phương thức chia tách công ty để chuyển chi nhánh thành công ty độc lập như sau:
- Quyết định này phải được thông qua bởi cơ quan có thẩm quyền quản lý công ty cao nhất (ĐHĐCĐ đối với công ty cổ phần, HĐTV đối với công ty TNHH)
- Việc chia tách chỉ có giá trị khi đã được phòng đăng ký kinh doanh thông qua nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
- Việc chuyển giao tài sản chỉ được coi là hoàn thành khi đã thực hiện việc thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, xuất hóa đơn GTGT.
5. Các câu hỏi thường gặp
Có cần sự đồng ý của các thành viên hoặc cổ đông khi thực hiện chuyển đổi chi nhánh thành công ty độc lập không?
Có, cần sự đồng ý của các thành viên hoặc cổ đông của công ty mẹ. Quyết định chuyển đổi chi nhánh thành công ty độc lập phải được thông qua tại cuộc họp hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông theo quy định của điều lệ công ty và pháp luật hiện hành.
Thời gian trung bình để hoàn thành quá trình chuyển đổi chi nhánh thành công ty độc lập là bao lâu?
Thời gian trung bình để hoàn thành quá trình này có thể dao động từ 3 đến 6 tháng, tùy thuộc vào quy mô của chi nhánh, mức độ phức tạp của thủ tục pháp lý và hiệu quả của quá trình chuẩn bị.
Quy định về việc đặt tên cho công ty mới sau khi chuyển đổi từ chi nhánh là gì?
- Tên công ty phải có cấu trúc đầy đủ: Bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
- Tên không được trùng hoặc gây nhầm lẫn: Với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký khác.
- Không vi phạm pháp luật: Tên không được chứa từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Tên viết tắt: Nếu có, phải đăng ký và không được gây nhầm lẫn với các tên công ty khác.
Chuyển chi nhánh thành công ty độc lập đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và am hiểu về các quy định pháp lý. Thực hiện đúng quy trình sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công mới. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ ACC Đồng Nai để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.