Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là thủ tục vô cùng phức tạm. Liệu bạn đã tìm hiểu rõ các bước chưa. Nếu chưa thì hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé.

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

I. Gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là quá trình mà một tổ chức hoặc cá nhân đã có giấy chứng nhận này và muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Trong trường hợp giấy chứng nhận này sắp hết hạn, họ phải nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục cần thiết để được cấp lại giấy chứng nhận, đảm bảo tiếp tục tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

II. Tại sao phải gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

  • Theo quy định của pháp luật, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động. Điều này nhằm mục đích giúp các cơ quan nhà nước có thể quản lý việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của các cơ sở trên địa bàn, đồng thời bảo vệ lợi ích và sức khỏe của người tiêu dùng. Việc có trong tay Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước sẽ tạo sự tin tưởng, ủng hộ từ phía khách hàng, cũng như tạo tâm lý an toàn, yên tâm khi tiêu dùng sản phẩm của các cơ sở này.
  • Để đảm bảo các cơ sở có thể tiếp tục đáp ứng các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm sau khi được cấp Giấy chứng nhận, nhà nước đã quy định về thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, Giấy chứng nhận này có thời hạn sử dụng là 3 năm kể từ ngày cấp. Trước khi Giấy chứng nhận hết hạn trong vòng 6 tháng, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải nộp đơn xin gia hạn Giấy chứng nhận nếu muốn tiếp tục hoạt động.
  • Trong thời gian này, Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực, cho phép các cơ sở tiếp tục hoạt động mà không phải lo lắng về việc bị xử phạt. Tuy nhiên, cần lưu ý đến thời gian sử dụng của Giấy chứng nhận đã được cấp, để chủ động thực hiện việc gia hạn trước khi nó hết hiệu lực, tránh cho việc bị xử phạt và làm gián đoạn quá trình hoạt động, kinh doanh, gây tổn thất cho cơ sở.

III. Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

a. Hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Để gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần chuẩn bị hồ sơ gia hạn. Theo Điều 37 Luật An toàn thực phẩm, hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định như hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở, vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

b. Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
Nếu xét thấy cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Trường hợp từ chối cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

IV. Xử lý vi phạm quy định về Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định của pháp luật, trường hợp khi cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất mà cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã hết hiệu lực mà cơ sở sản xuất, kinh doanh đó không thực hiện thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật(trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận) thì sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt được quy định tại Điều 18 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

V. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
  • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

VI. Câu hỏi thường gặp 

Ai là người chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Người chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục gia hạn là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc người được ủy quyền đại diện.

Khi nào cần phải thực hiện thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Thủ tục gia hạn cần thực hiện trước khi Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn trong vòng 6 tháng.

Ai là cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét hồ sơ là Sở Y tế hoặc Sở Khoa học và Công nghệ.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng có thêm thông tin về Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc, hãy liên hệ với ACC Đồng Nai khi có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image