Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân về tài sản là một yếu tố quan trọng trong quản lý và vận hành doanh nghiệp. Việc hiểu rõ các trách nhiệm này giúp chủ doanh nghiệp quản lý rủi ro hiệu quả, bảo vệ tài sản cá nhân và duy trì sự bền vững của doanh nghiệp. Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, không có tư cách pháp nhân do tài sản của công ty và chủ doanh nghiệp hoàn toàn tách biệt. Không tồn tại tài sản riêng lẻ, vì trách nhiệm pháp lý liên kết tài sản cá nhân với công ty khi thành lập.
2. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân về tài sản
Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm:
- Tài sản đã đầu tư vào doanh nghiệp
- Tài sản không đầu tư vào doanh nghiệp
Thời điểm xác định trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu là khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thời điểm áp dụng trách nhiệm vô hạn là thời điểm doanh nghiệp tư nhân bị tuyên bố phá sản.
Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình trước mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không có sự tách bách tài sản giữa tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp với tài sản của công ty. Vì vậy doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
>>>> Xem thêm bài viết: Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân
3. Những lưu ý về trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân
Thứ nhất, xác định khối tài sản của chủ DNTN khi doanh nghiệp đó bị phá sản
Khối tài sản đó là:
- Những tài sản mà chủ DNTN đầu tư vào doanh nghiệp đó;
- Những tài sản không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh;
- Tài sản thuộc sở hữu chung của chủ DNTN được chia theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan.
Kê biên tài sản của chủ DNTN không bao gồm:
- Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chủ DNTN và gia đình trong thời gian chư có thu nhập mới;
- Số thuốc dùng để phòng, chữa bệnh của chủ DNTN và gia đình;
- Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán địa phương;
- Vật dụng cần thiết của người tàn tật, người ốm…
Thứ hai, trách nhiệm tài sản khi chủ doanh nghiệp tư nhân đã kết hôn
Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh thì trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
Tuy nhiên, nếu việc đưa tài sản chung vào thành lập doanh nghiệp tư nhân mà chưa có sự đồng ý của người còn lại và khi doanh nghiệp phá sản, thì việc xác định khối tài sản thuộc sở hữu chung của DNTN sẽ phải được chia theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan (cụ thể trong trường hợp này là Luật Hôn nhân và gia đình).
Thứ ba, DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
Điều đó có nghĩa là nếu các DNTN muốn muốn đầu tư mới, phát triển; mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thì các chủ sở hữu doanh nghiệp phải đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp đó. Vay tài chính hoặc có thể có những khoản thu hút vốn đầu tư khác từ việc được tặng cho, thừa kế tài sản… So với công ty trách nhiệm hữu hạn được quyền phát hành trái phiếu; công ty cổ phần được phát hành chứng khoán thì DNTN; công ty hợp danh khó khăn hơn khi tìm kiếm các nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh quy định doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn xác định rõ doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Trước khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cần định hướng phát triển cho doanh nghiệp đó.
4. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân khi cho thuê doanh nghiệp tư nhân?
Chủ doanh nghiệp tư nhân khi cho thuê doanh nghiệp của mình thì phải có trách nhiệm:
- Thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực;
- Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân;
- Các trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh được quy định trong hợp đồng cho thuê giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và người thuê.
5. Các câu hỏi thường gặp về trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân về tài sản
Có những hình thức xử lý nào nếu chủ doanh nghiệp tư nhân không thực hiện đúng trách nhiệm về tài sản?
Nếu chủ doanh nghiệp tư nhân không thực hiện đúng trách nhiệm về tài sản, có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải bồi thường thiệt hại nếu gây ra tổn thất cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các biện pháp pháp lý như kiểm soát tài sản, phong tỏa tài sản hoặc yêu cầu thanh lý.
Các quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân liên quan đến tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp là gì?
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định về việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhưng cũng phải chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ tài chính và pháp lý liên quan đến tài sản đó. Tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp thường không liên quan đến tài sản doanh nghiệp, tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính, tài sản cá nhân có thể bị ảnh hưởng.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ gì trong việc bảo quản và quản lý tài sản của doanh nghiệp?
Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đảm bảo tài sản của doanh nghiệp được bảo quản an toàn, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Điều này bao gồm việc lập và duy trì sổ sách kế toán, thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro và bảo đảm tài sản không bị thất thoát hoặc lạm dụng.
Nắm vững trách nhiệm về tài sản giúp chủ doanh nghiệp tư nhân đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và hiệu quả. Điều này không chỉ bảo vệ tài sản cá nhân mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ ACC Đồng Nai để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.