Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Đồng Nai

Hiện nay, ngành công nghiệp chế xuất đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc thành lập và hoạt động các doanh nghiệp trong lĩnh vực này giúp đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp chế xuất không chỉ bao gồm các quy định pháp lý mà còn liên quan mật thiết đến các yếu tố về vốn đầu tư, quản lý chuyên nghiệp và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Qua đó, ACC Đồng Nai sẽ giúp bạn hiểu rõ các nội dung chi tiết liên quan đến điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất.

Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Đồng Nai
Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Đồng Nai

1. Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Theo khoản 21 điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế thì doanh nghiệp chế xuất được định nghĩa như sau:

“Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.”

Theo đó, Doanh nghiệp chế xuất được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất hàng xuất khẩu. 

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Đồng Nai

Theo quy định tại Điều 26 Khoản 2 của Nghị định 35/2022/NĐ-CP, khi nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Đồng Nai, cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra vào.

2. Phải bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

3. Doanh nghiệp chế xuất muốn được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. Các điều kiện này được quy định chi tiết tại Điều 28a của Nghị định 18/2021/NĐ-CP như sau:

  • Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.
  • Có hệ thống camera quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh từ camera được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng.
  • Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập – xuất – tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.

3. Hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Đồng Nai

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Đồng Nai
Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Đồng Nai

Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai

Theo quy định hiện nay, những dự án sau đây phải thực hiện đăng ký chủ trương đầu tư với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Đồng Nai:

  • Dự án được Nhà nước giao, cho thuê đất không qua đấu thầu, đấu giá hoặc nhận chuyển nhượng; có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, nhà ở (cho thuê, thuê mua, bán); dự án đầu tư đúng với quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
  • Dự án kinh doanh, đầu tư sân golf;
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại đảo, phường, xã, thị trấn biên giới; thị trấn ven biển; các khu vực khác có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Khi đi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị tiến hành thực hiện dự án đầu tư, bao gồm cam kết chịu mọi rủi ro, chi phí trong trường hợp dự án không được chấp nhận;
  • Giấy tờ của nhà đầu tư để chứng minh tư cách pháp lý;
  • Đề xuất về dự án;
  • Bản sao tài liệu của nhà đầu tư chứng minh khả năng tài chính;
  • Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao tài liệu, giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước cho thuê đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Nội dung giải trình cho các công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Các tài liệu liên quan khác về dự án, điều kiện, năng lực của nhà đầu tư.

Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp phải tiếp tục chuẩn bị một bộ hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:

  • Giấy đề nghị Đăng ký kinh doanh;
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách cụ thể các thành viên hoặc cổ đông doanh nghiệp;
  • Bản sao công chứng các giấy tờ cá nhân, quyết định thành lập doanh nghiệp,…;
  • Văn bản chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh sản xuất hàng hóa, sản phẩm kinh tế.

Bước 4: Công bố thông tin thành lập doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp phải công bố công khai thành lập doanh nghiệp chế xuất trên Cổng thông tin quốc gia sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn công bố là 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Bước 5: Khắc con dấu

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã công bố thành lập, doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu. Số lượng và hình thức con dấu doanh nghiệp được quyền tự quyết định và phải đúng với quy định của pháp luật.

4. Những lưu ý về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Đồng Nai

Trước khi được phép sử dụng, sau 05 ngày làm việc tính từ ngày được cơ quan hải quan cho phép, doanh nghiệp chế xuất phải thông báo đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai về việc bố trí kho ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế để lưu giữ hàng hóa và thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư (nếu có), tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đầu tư.

Doanh nghiệp chế xuất có quyền bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Hàng hóa được nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, từ khu chế xuất vào thị trường trong nước phải chịu thuế theo quy định của Pháp luật về Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu.

Chỉ những nhà đầu tư, người lao động làm việc trong doanh nghiệp chế xuất và những người có quan hệ công tác với doanh nghiệp chế xuất mới được phép ra vào khu vực của doanh nghiệp chế xuất.

Tóm lại, quá trình thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Đồng Nai rất phức tạp, đặt ra nhiều yêu cầu cho các chủ thể liên quan. Việc thực hiện đúng quy trình này giúp doanh nghiệp bảo đảm quyền lợi pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. 

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai hy vọng đã mang đến cho quý khách hàng cách hiểu rõ hơn về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Đồng Nai. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image