Ưu nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là một loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam, mang đến nhiều ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Hiểu rõ những ưu nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp đưa ra quyết định hợp lý cho việc thành lập và phát triển kinh doanh. Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ưu nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Ưu nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

1. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì?

Căn cứ vào Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không được vượt quá 50 thành viên. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có một số ưu điểm sau:

  • Có tư cách pháp nhân (khoản 2 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020) nên doanh nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên.
  • Thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp công ty (Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020) nên hạn chế được rủi ro của thành viên khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Có nhiều chủ sở hữu hơn DNTN và công ty TNHH MTV nên có thể có nhiều vốn hơn. Do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp. Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh. Các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác nhau. Họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị.
  • Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng thêm vốn góp của thành viên; tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới (khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020) hoặc phát hành trái phiếu (khoản 4 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020).
  • Chế độ chuyển nhượng (Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020) và mua lại phần vốn góp (Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020) được quy định chặt chẽ nên nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Nên có thể tránh được tình trạng người lạ hoặc đối thủ muốn thâm nhập vào công ty.

3. Nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có một số nhược điểm sau:

  • Số lượng thành viên bị hạn chế từ 02 đến 50 thành viên (khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020);
  • Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đều phải thông báo với cơ quan Đăng ký kinh doanh (khoản 4 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020).
  • Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 2TV trở lên chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật hơn so với DNTN, công ty hợp danh.
  • Việc công ty TNHH 2TV trở lên không được phát hành cổ phần (Khoản 3 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020) cũng là một hạn chế cho việc huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Điều kiện để đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Điều kiện để đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Điều kiện để đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Chủ thể thành lập công ty: 

  • Để thành lập công ty TNHH 2 thành viên phải có ít nhất hai thành viên, tổ chức phải có pháp nhân hoặc cá nhân từ 18 tuổi trở lên có đủ năng lực về hành vi dân sự, không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập công ty theo quy định tại Điều 17 của Luật Doanh Nghiệp năm 2020.
  • Số lượng thành viên: Công ty TNHH phải có ít nhất 2 thành viên, bao gồm cá nhân hay tổ chức. Số lượng thành viên không được vượt quá 50.

Quy định về tên công ty:

  • Tên tiếng Việt của công ty TNHH hai thành viên trở lên phải bao gồm hai thành tố: loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH hay Công ty Trách nhiệm hữu hạn) và tên riêng của công ty đó.
  • Địa điểm gắn tên: Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, các chi nhánh, văn phòng hiện đại hoặc các địa điểm kinh doanh của công ty.
  • In hoa hoặc viết hoa: Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết hoa ở trên các giấy tờ giao dịch, tài liệu, hoặc ấn phẩm do công ty phát hành.
  • Tên doanh nghiệp không được trùng với các trường hợp bị cấm theo quy định ở Điều 38 Luật Doanh Nghiệp năm 2020.

Quy định về ngành nghề đăng ký thành lập công ty:

  • Công ty được tự do kinh doanh trong các ngành nghề mà không cấm bị cấm bởi phát luật. Khi đăng ký, doanh nghiệp cần lựa chọn một ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế ở Việt Nam.
  • Doanh nghiệp có thể ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh mà họ hoạt động, nhưng vẫn phải tuân thủ ngành kinh tế cấp 4 đã lựa chọn.
  • Các ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế ở Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm của pháp luật khác sẽ được ghi theo quy định của văn bản đó.

>>>> Xem thêm bài viết: Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

5. Các câu hỏi thường gặp

So với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty TNHH 2 thành viên trở lên có lợi thế gì về mặt quản lý?

  • Có sự kết hợp giữa lợi ích của các thành viên, giúp đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả.
  • Quy trình quản lý không phức tạp như công ty cổ phần, nhưng vẫn đảm bảo sự linh hoạt trong điều hành.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có những hạn chế nào về mặt tài chính?

  • Khả năng huy động vốn từ bên ngoài bị hạn chế.
  • Không thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn.
  • Phụ thuộc vào sự đóng góp vốn của các thành viên hiện có.

Việc quyết định trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên có khó khăn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác không?

  • Quy trình quyết định có thể gặp khó khăn nếu các thành viên không đồng thuận.
  • Cần sự hợp tác và thống nhất giữa các thành viên, điều này có thể làm chậm quá trình ra quyết định.

Việc lựa chọn loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa các ưu và nhược điểm. Bằng cách hiểu rõ và tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời khắc phục các hạn chế, doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và hiệu quả trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ ACC Đồng Nai để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image