Việc cấp giấy phép xây dựng cho trang trại chăn nuôi là một quy trình quan trọng và phức tạp, đặt ra nhiều yêu cầu về an toàn, môi trường, và tuân thủ quy định pháp luật. Trang trại chăn nuôi không chỉ là nơi sản xuất thực phẩm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái và đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm cho cộng đồng. Hãy cùng tìm hiểu Cấp giấy phép xây dựng trang trại chăn nuôi thông qua bài viết dưới đây.
1. Thực trạng xây dựng chuồng trại hiện nay
Thực tế hiện nay cho thấy tình trạng lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng sai mục đích…để xây dựng chuồng trại có những diễn biến phức tạp, một trong những nguyên nhân của vi phạm pháp luật đất đai kể trên là việc thanh tra của các cấp, các ngành chưa kiên quyết, triệt để, kịp thời làm hạn chế hiệu quả hoạt động thanh tra, chế tài quy định xử lý, xử phạt vi phạm pháp luật đất đai còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm và bản thân người sử dụng đất không nắm rõ được các quy định của pháp luật dẫn đến việc sử dụng đất sai mục đích.
2. Quy định về yêu cầu khi xây dựng chuồng trại
Căn cứ Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:
“Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.”
Như vậy nếu như muốn xây dựng trang trại chăn nuôi nhưng không thuộc trường hợp nào trong quy định ở Khoản 2 Điều 89 của Luật xây dựng 2014 sẽ bắt buộc phải xin cấp phép xây dựng.
Với trường hợp muốn tiến hành xây dựng nhà kho, chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi tại vùng nông thôn và khu vực xây dựng không nằm trong hoặc chưa có kế hoạch quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt thì có thể xây dựng mà không cần xin cấp phép. Thế nhưng, bắt buộc bà con phải liên hệ với bên chính quyền xã để nhờ hỗ trợ kiểm tra xem liệu khu vực đang có ý định xây dựng nhà kho, chuồng trại có thuộc quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng không.
3. Xử phạt hành chính về hành vi không xin giấy phép xây dựng như thế nào?
Công trình xây dựng có quy định phải xin phép xây dựng nhưng chủ đầu tư không thực hiện việc xin cấp phép thì buộc bị xử phạt vi phạm hành chính và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Mức phạt khi xây dựng không xin có giấy phép là phạt tiền. Mức phạt là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào loại công trình, mức độ hành vi vi phạm lần đầu hay tái phạm của chủ đầu tư.
- Mức phạt xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm lần đầu.
- Pháp luật Việt Nam quy định xử phạt đối với những hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình thực hiện sai nội dung được cấp phép trong giấy phép xây dựng đối với trường hợp cấp phép hoạt động sửa chữa và cải tạo.
- Hành vi xây dựng sai, trái phép đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị sẽ nhận mức xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng.
- Mức phạt đối với hành vi xây dựng sai, trái phép đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác ngoại trừ những công trình được yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc những công trình lập dự án đầu tư xây dựng, và nhà ở riêng lẻ tại đô thị có thể lên tới 20 đến 30 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm.
- Đối với các hành vi xây dựng mà sai, trái phép với việc xây dựng công trình có yêu cầu bắt buộc phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng thì mức xử phạt lên tới 30 triệu đồng, thậm chí vi phạm nặng hơn có thể phải nộp phạt tới 50 triệu đồng.
- Đặc biệt, Nhà nước quy định phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi xây dựng công trình không thực hiện đúng theo thiết kế xây dựng đã được nộp lên thẩm định, phê duyệt trước đó trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
- Nghiêm trọng nhất, cá nhân hoặc tổ chức khi thực hiện các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 60 triệu đồng:
- Có hành vi xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được duyệt trước đó.
- Vi phạm chỉ giới xây dựng mà pháp luật đã quy định.
- Có hành vi sai cốt công trình xây dựng.
- Xây dựng công trình nhưng có những biểu hiện lấn chiếm hành lang bảo vệ các công trình liên quan tới quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ những công trình khác.
- Xây dựng công trình ở những khu vực đã được Nhà nước cảnh báo xuất hiện các nguy cơ như lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp công trình được xây dựng nhằm khắc phục những hiện tượng thiên tai này).
- Các cá nhân hoặc tổ chức có hành vi xây dựng hoặc cơi nới, xây dựng trái phép trên phạm vi đất thuộc quyền sở hữu của người khác, có hành vi lấn chiếm không gian đang được quản lý hay sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc không gian của những khu vực công cộng, khu vực thuộc quyền sử dụng chung.
- Mức phạt xây dựng sai phép đối với hành vi tiếp tục vị phạm, tái phạm khi đã bị lập biên bản.
4. Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm xây dựng không xin cấp phép
- Đối với các công trình đang trong quá trình thi công, các biện pháp có thể kể đến như là :
- Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng.
- Hết thời hạn 60 ngày, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
- Đối với các công trình đã hoàn thành việc thi công:
- Trong trường hợp vi phạm các quy định về việc cấp phép xây dựng mà hoạt động xây dựng công trình đã kết thúc, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính thì các cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình hoặc phần công trình đã xây dựng nhưng vi phạm.
- Công trình hoặc phần công trình đã hoàn thành xây dựng nhưng vi phạm quy định bắt buộc phải được tháo dỡ đúng theo phương án, giải pháp phá dỡ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho đến khi phần còn lại của công trình đảm bảo đúng theo quy chuẩn an toàn chịu lực được thông qua quy định phê duyệt và cho phép đưa vào sử dụng.
- Chủ đầu tư cần phải có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm tra, phê duyệt và tiến hành thực thi các phương án giải pháp để phá dỡ công trình hay phần công trình xây dựng đã vi phạm theo quy định của pháp luật. Những phương án, giải pháp phá dỡ này cần phải đảm bảo an toàn công trình xây dựng sau khi phá dỡ bao gồm về phần vi phạm, tính mạng, sức khỏe của công nhân viên cũng như người dân xung quanh, tránh gây ảnh hưởng tới các công trình xây dựng lân cận nhất có thể và phải đảm bảo vấn đề về vệ sinh và môi trường.
- Trong trường hợp chủ đầu tư không tự giác chấp hành biện pháp buộc tháo dỡ công trình hay phần công trình xây dựng đã vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế sau đó sẽ thuê tổ chức khác tư vấn nhằm lập các phương án, giải pháp phá dỡ, sau đó giao cho cơ quan chuyên môn về xây dựng cùng cấp tiến hành thẩm định trước khi đưa ra quyết định phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ chính thức. Lúc này, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình cưỡng chế tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm bao gồm các khâu như: lập, thẩm định, phê duyệt phương án giải pháp để phá dỡ và tổ chức cưỡng chế tháo dỡ.
5. Mọi người cùng hỏi
Các tài liệu cần thiết khi nộp đơn xin cấp giấy phép xây dựng cho trang trại chăn nuôi là gì?
Bạn cần chuẩn bị các tài liệu như bản vẽ kiến trúc, kế hoạch chăn nuôi, và cam kết về quản lý môi trường để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu cụ thể.
Làm thế nào để đảm bảo rằng trang trại chăn nuôi đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn trong quá trình cấp giấy phép?
Quá trình đảm bảo rằng trang trại chăn nuôi đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thường bao gồm kiểm tra về an toàn xây dựng, quản lý chất lượng nước, và các biện pháp an toàn lao động.
Làm thế nào để tối ưu hóa thời gian và quá trình cấp giấy phép xây dựng cho trang trại chăn nuôi?
Tối ưu hóa thời gian và quá trình cấp giấy phép thường đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý xây dựng và đảm bảo rằng mọi tài liệu và thông tin được chuẩn bị một cách đầy đủ và rõ ràng.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Cấp giấy phép xây dựng trang trại chăn nuôi. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.