Đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển tiền trung gian

“Đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển tiền trung gian” là một quá trình không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết vững về các quy định pháp lý và tài chính mà còn yêu cầu sự cẩn trọng và chính xác tối đa từ phía những người muốn tham gia vào lĩnh vực này. Trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng phát triển, việc đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển tiền trung gian trở thành một bước quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp, an toàn và minh bạch trong các giao dịch tài chính toàn cầu. Hãy cùng khám phá quá trình này và tìm hiểu về những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực chuyển tiền trung gian.

Đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển tiền trung gian
Đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển tiền trung gian

Điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển tiền-trung gian thanh toán

Theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt thì các doanh nghiệp phải đủ các điều kiện sau đây: 

Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức;

Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng.

Điều kiện về nhân sự:

Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin phép phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách;

Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm.

Điều kiện về kỹ thuật:

Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng:

Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan;

Đối với dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức;

Trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có hệ thống thông tin kế toán quản trị đảm bảo theo dõi riêng được nguồn vốn, tài sản và xác định được kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Quy trình cấp phép

Gửi đơn đề nghị cấp Giấy phép tới Ngân hàng Nhà nước có thể nộp hồ sơ bằng hai hình thức là gửi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước để nộp;

Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra hồ sơ dựa trên hồ sơ mà bạn đã nộp để đề nghị cấp giấy phép;

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ thẩm định và cấp Giấy phép hoặc có văn bản từ chối cấp phép trong đó nêu rõ lý do;

Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải nộp lệ phí theo mức phí pháp luật quy định.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm

Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định;

Đề án cung ứng dịch vụ;

Hồ sơ về nhân sự: sơ yếu lý lịch, bản sao chứng thực các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

Bản nội dung ghi rõ giải pháp kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác;

Giấy phép thành lập tổ chức kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức (bản sao chứng thực).

Lưu ý: Thời hạn của Giấy phép hoạt đồng là 10 năm kể từ ngày được cấp.

Dịch vụ thực hiện đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển tiền trung gian thanh toán của ACC Đồng Nai có lợi ích gì?

Tự hào là đơn vị hàng đầu thực hiện đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển tiền-trung gian thanh toán vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển tiền-trung gian thanh toán cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.

Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.

Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC Đồng Nai có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.

Cung cấp hồ sơ đơn giản, ACC Đồng Nai thay mặt quý khách soạn thảo hồ sơ. Luôn hướng dẫn set up đúng bởi quy định của pháp luật với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh cả quý khách.

Câu hỏi thường gặp

Những phương tiện thanh toán nào không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán?

Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều kiện để các nhân mở tài Khoản thanh toán?

Cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Người chưa đủ 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài Khoản thanh toán thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp nào thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?

Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức đó không tiến hành triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép mà không có lý do chính đáng.

Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo cho tổ chức có vi phạm một trong các điều kiện đã phân tích như trên và phải thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng tổ chức không khắc phục được; tổ chức bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật liên quan.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image