Kinh nghiệm mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi không chỉ là một cuộc hành trình kinh doanh mà còn là sứ mệnh hỗ trợ người chăn nuôi cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho đàn vật nuôi của họ. rong bối cảnh càng ngày càng tăng cường nhu cầu về thực phẩm an toàn và chất lượng cao cho động vật nuôi, mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Hãy cùng nhau khám phá Kinh nghiệm mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi để thành công trong việc kinh doanh cửa hàng thức ăn chăn nuôi và hỗ trợ cộng đồng chăn nuôi.

1. Điều kiện mở đại lý thức ăn chăn nuôi
Căn cứ theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đại lý của bạn cần có hợp đồng mua bán với các nhà sản xuất, nhà cung cấp
- Cần có cửa hàng, địa chỉ kinh doanh, biển hiệu và số điện thoại cụ thể, rõ ràng
- Có nơi bày bán và bảo quản thức ăn chăn nuôi đảm bảo vệ sinh, chất lượng theo quy định của pháp luật.
- Tại nơi bày bán và trong kho, thức ăn chăn nuôi cần phải được đặt riêng biệt, cách xa phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại khác,…
- Cần đầy đủ các trang thiết bị để bảo quản thức ăn chăn nuôi phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
- Sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thú y theo quy định và được phép lưu hành theo pháp luật.
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi
Nghiên cứu thị trường
Trong kinh doanh, nghiên cứu thị trường là rất cần thiết và quan trọng. Với đại lý thức ăn chăn nuôi, bạn cần nghiên cứu thị trường để:
- Đánh giá chính xác về nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong khu vực để xác định chân dung khách hàng trọng tâm: là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hay trang trại lớn
- Loại thức ăn chăn nuôi nào chiếm tỉ trọng cao: thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm hay thủy hải sản
- Thương hiệu thức ăn chăn nuôi nào được người tiêu dùng ưa chuộng
- Đối thủ của bạn đang có những chiến lược kinh doanh nào
Chuẩn bị nguồn vốn
Khi đã nghiên cứu và khảo sát thị trường, chủ đại lý có thể chủ động trong việc chuẩn bị nguồn vốn. Vốn cần cho nhiều hoạt động, có thể kể đến là nhập hàng, thuê mặt bằng, chuẩn bị trang thiết bị như kệ, cân để bán hàng cho khách lẻ, chi phí quảng cáo, phần mềm quản lý bán hàng (nếu cần thiết),…
Ngoài nguồn vốn chuẩn bị cho các hoạt động cần thiết, bạn còn cần chuẩn bị vốn duy trì hoạt động kinh doanh. Bởi, thường các khách hàng cá nhân hoặc cửa hàng nhỏ lẻ sẽ mua hàng và thường mua chịu. Tiền mua thức ăn chăn nuôi được họ thanh toán khi bán vật nuôi.
Nguồn vốn để mở đại lý thức ăn chăn nuôi thường ở mức từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Hãy đảm bảo bạn đủ lực để bắt đầu kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi.
Tìm, lựa chọn nhà phân phối
Việc lựa chọn nhà phân phối, thương hiệu phù hợp để làm đại lý sẽ quyết định đến 50% thành bại của một đại lý thức ăn chăn nuôi.
Một nhà phân phối uy tín, chất lượng sẽ giúp đảm bảo, cam kết chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, tên thương hiệu là bảo chứng cho hoạt động bán hàng hiệu quả. Nhà cung cấp sẽ hướng dẫn đại lý các thông tin, kiến thức về loại thức ăn chăn nuôi mà đại lý nhập và giúp họ vững tâm hơn trong kinh doanh.
Để hoạt động kinh doanh win – win và hiệu quả giữa nhà phân phối và đại lý, đại lý cần tìm hiểu về chính sách, quyền lợi khi chấp nhận làm đại lý cho một đơn vị phân phối nào đó.
Tìm mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh của đại lý thức ăn chăn nuôi nên nằm gần đường lớn, tại khu vực tập trung đông dân cư chăn nuôi, trong phạm vi bán kính vài km trở lại so với các nông trại chăn nuôi.
Đặc biệt, mặt bằng của đại lý thức ăn chăn nuôi cần rộng lớn với những không gian trống, thoáng. Đây là yêu cầu bắt buộc để có thể đảm bảo việc bảo quản thức ăn chăn nuôi và đảm bảo an toàn cho đại lý.
Lên kế hoạch marketing
Đại lý thức ăn chăn nuôi muốn bán hàng chạy và đạt hiệu quả thì cần lên kế hoạch marketing. Marketing từ những người hàng xóm trong khu vực cho đến những khách hàng cũ.
Mạng xã hội phát triển, chủ đại lý có thể tham khảo các kênh mạng xã hội để giới thiệu về đại lý thức ăn chăn nuôi của mình và kết nối với nhiều khách hàng.
Lên bảng giá bán lẻ
Đại lý bán hàng thức ăn chăn nuôi gồm cả bán buôn và bán lẻ. Với bán buôn, các khuyến mãi và giảm gia sẽ nhiều hơn. Với bán lẻ, giá bán có thể cao hơn bán buôn, nhưng đại lý cũng cần chủ động trong việc tạo dựng mối quan hệ để có khách hàng thân thiết qua voucher, khuyến mãi cho khách lẻ trong dịp lễ, Tết.
Tuyệt đối không cạnh tranh không lành mạnh bằng cách giảm giá kéo theo phá giá. Bạn có thể tham khảo giá tại các cửa hàng trong khu vực và đưa ra mức giá cân đối.
3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi
- Đối với công ty TNHH 2 thành viên, cần bản danh sách thành viên tham gia. Ngoài ra đối với Công ty cổ phần thì cần chuẩn bị danh sách các cổ đông sáng lập.
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp.
- Bản sao có công chứng một trong các giấy tờ của các thành viên công ty: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn hiệu lực, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác.
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được lưu hành tại Việt Nam
- Bản chính hoặc bản sao công chứng hợp đồng mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi từ nhà sản xuất
- Bản sao của một trong các loại giấy chứng nhận: ISO, GMP, HACCP của cơ sở sản xuất
- Bản kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền
- Mẫu nhãn của sản phẩm có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu
4. Quy trình đăng ký
- Bước 1: Đến cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ
- Bước 2: Sau khi tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ. Trong vòng 3 ngày, bạn sẽ nhận được thông báo về tính hợp lệ và giấy tờ còn thiếu, cần bổ sung trong hồ sơ đăng ký
- Bước 3: Nếu hồ sơ thiếu, bạn cần nhanh chóng bổ sung các giấy tờ cần thiết. Nếu hợp lệ thì sau khoảng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/ doanh nghiệp
4. Mọi người cùng hỏi
Làm thế nào để lựa chọn đúng nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi cho cửa hàng?
Quan hệ với các nhà sản xuất uy tín, đánh giá chất lượng sản phẩm, và thực hiện thử nghiệm sản phẩm là quan trọng để đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng.
Cần xác định nhu cầu thị trường thức ăn chăn nuôi như thế nào để cung cấp đúng loại sản phẩm?
Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về nhu cầu của động vật nuôi địa phương, và đưa ra quyết định về loại thức ăn và dinh dưỡng phù hợp.
Làm thế nào để duy trì chất lượng thức ăn và đảm bảo an toàn thực phẩm cho động vật nuôi?
Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, lưu trữ thức ăn đúng cách, và đảm bảo thông tin về nguồn gốc và thành phần được cung cấp một cách rõ ràng.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Kinh nghiệm mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN