Kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng là một hành trình đầy thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để tận dụng sự phát triển của ngành xây dựng. Trong bối cảnh nhu cầu về những vật liệu chất lượng cao để xây dựng nhà ở và dự án công nghiệp ngày càng gia tăng, việc kinh doanh trong lĩnh vực này đặt ra nhiều yêu cầu về sự chuyên nghiệp, sáng tạo, và khả năng quản lý. Hãy cùng tìm hiểu về những kinh nghiệm quý báu từ những người doanh nhân thành công trong việc mở cửa hàng vật liệu xây dựng, những người đã xây dựng không chỉ là doanh nghiệp mà còn là những tổ ấm kiến tạo.

Kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng
Kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng

1. Kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Tìm hiểu thị trường

Đây là bước cực kì quan trọng quyết định mô hình, vốn đầu tư, cách bạn triển khai và nhiều thứ khác nữa. Ngành kinh doanh vật liệu xây dựng rất rộng, bạn phải tìm hiểu xem mặt hàng nào bán chạy, có xu hướng trong tương lai. Từ đó xác định được khách hàng mục tiêu cũng như đối thủ cạnh tranh.

Khi đã có được bức tranh tổng thể và quyết định được hướng kinh doanh nào thì bạn bắt đầu sang bước tiếp theo là tìm mặt bằng.

Tìm kiếm mặt bằng

Vị trí mặt bằng kinh doanh quyết định đến 70% sự thành công hay thất bại của bạn. Một mặt bằng đẹp có ít đối thủ xung quanh, nhiều công trình xây dựng, dân cư đông đúc, đường đi thuận lợi sẽ là bước đệm cực kì tốt.

Bạn kinh doanh vật liệu xây dựng thô thì phải tìm nơi có diện tích đủ lớn vừa làm kho chứa vừa làm cửa hàng buôn bán. Bạn kinh doanh vlxd khác thì chỉ cần cửa hàng 50-100m2 làm showroom là có thể kinh doanh được rồi.

Xác định mặt hàng chủ lực

Chỉ chọn ngành vật liệu thô hay vật liệu hoàn thiện sẽ không đủ. Khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng bạn phải chọn ra mặt hàng chủ lực làm sản phẩm kinh doanh chính của cửa hàng. Điều này giúp bạn không bị phân bổ nguồn lực không đúng chỗ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Khách hàng dễ nhớ đến bạn hơn khi có nhu cầu về mặt hàng mà bạn chuyên cung cấp.

Định giá sản phẩm chính xác

Giá vật liệu xây dựng thay đổi thường xuyên, có thể hôm nay rẻ, ngày mai trở nên đắt đỏ. Tuy đa phần vật liệu có giá khá rẻ nhưng khi mua số lượng lớn về để xây nhà thì sự tăng hay giảm quyết định khá nhiều tới khả năng mua của khách hàng. Bạn cần thường xuyên cập nhật giá thị trường, giá từ nhà cung cấp để có thể đưa ra mức giá hợp lý cho khách.

Chiến lược tiếp thị, bán hàng

Hầu hết cửa hàng vật liệu xây dựng hiện nay vẫn làm theo kiểu truyền thống tức là dựa vào vị trí cửa hàng và mối quan hệ để buôn bán. Tuy nhiên, nếu không có được những điều đó thì việc sử dụng các phương thức bán hàng, tiếp thị hiện đại trên online như facebook, zalo, website… là điều bạn nên cân nhắc. Hoặc bạn cũng có thể tự đi tiếp thị tại công trường, công trình xây dựng, sử dụng băng rôn tờ rơi…

Và trên hết là bạn phải lên một kế hoạch cụ thể và ngân sách cho việc đó để có thể đo lường được hiệu quả cũng như chi phí bỏ ra để bán hàng.

Quản lý vận chuyển

Không phải khách nào cũng có điều kiện để chở hàng về nhất là khi vật liêu xây dựng chủ yếu là hàng cồng kềnh. Vận chuyển hàng tận nơi giúp khách hàng dễ dàng quyết định khi mua hàng của bạn hơn.

Bạn nên tự trang bị phương tiện vận chuyển và thuê nhân viên giao hàng thay vì thuê ngoài. Bởi vì khi tự chủ động bạn có thể quản lý được chi phí và thời gian giao hàng cho khách.

Quản lý dòng tiền

Công nợ là nỗi khiếp sợ khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng. Khách hàng mua nợ thường không thanh toán toàn bộ hợp đồng mà chia thành nhiều đợt, trong khi cần tiền quay vòng nhập hàng.

Nếu không cho khách nợ bạn sẽ khó bán được hàng hóa số lượng nhiều, nhưng nợ nhiều bạn sẽ cạn vốn để tiếp tục kinh doanh.

Chính vì vậy, bạn cần xây dựng chính sách bán hàng phù hợp tránh tồn đọng nợ. Bên cạnh đó cần hoạch toán rõ ràng tránh thất thoát khi tính toán thu chi.

2. Vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Chi phí nhập hàng

Tiền vốn để nhập hàng sẽ tùy thuộc vào giá sản phẩm trên thị trường từ các công ty, đại lý và các sản phẩm vật liệu xây dựng bạn nhập. Trung bình, chi phí này sẽ dao động từ 200 triệu đối với cửa hàng quy mô nhỏ và nhiều hơn với cửa hàng có quy mô lớn.

Chi phí thuê mặt bằng, kho bãi

Kinh doanh vật liệu xây dựng cần mặt bằng rộng để có thể trưng bày các sản phẩm với nhiều mẫu mã và chất liệu khác nhau. Bên cạnh đó cũng cần kho để hàng hóa, vật liệu rộng nên khoản chi phí này chiếm một số vốn không nhỏ. Các cửa hàng vật liệu xây dựng thường sẽ mất từ 100 – 200 triệu cho chi phí thuê mặt bằng và kho bãi.

Chi phí thuê nhân viên

Cửa hàng vật liệu xây dựng cần phải thuê nhân viên bốc vác, tài xế vận chuyển hàng, kế toán, nhân viên kho, nhân viên bán hàng để đảm bảo vận hành hiệu quả. Chi phí thuê nhân viên dao động từ 7 triệu đến 10 triệu cho những vị trí cơ bản, trung bình mỗi tháng chủ cửa hàng cần chi trả từ 50 – 70 triệu để thuê nhân viên và đây là chi phí cố định hàng tháng cần dự toán trước.

Chi phí đầu tư phần mềm quản lý 

Trong kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD), khó khăn lớn nhất đối với các chủ cửa hàng là quản lý công nợ khách hàng. Vì số tiền lớn nên khách hàng thường sẽ trả theo từng đợt chứ không thanh toán toàn bộ tiền hàng cùng lúc. Nếu chủ cửa hàng không quản lý tốt công nợ sẽ rất dễ gây nhầm lẫn, thất thoát dòng tiền, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Chi phí để sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cũng không hề lớn. Chỉ 6.000đ/ngày các chủ cửa hàng có thể sở hữu phần mềm với nhiều tính năng quản lý hiện đại, dẹp bỏ nỗi lo thất thoát hay tốn quá nhiều thời gian để tính toán, cộng sổ.

Chi phí thuê/mua xe vận chuyển hàng 

Kinh doanh vật liệu xây dựng các chủ cửa hàng cần lưu ý về vấn đề vận chuyển hàng cho khách. Nhiều cửa hàng tính phương án thuê xe nhưng tiền thuê xe vận chuyển mỗi lần khá đắt, không chủ động được mỗi khi có chuyến hàng cần giao gấp. Chi phí đắt đỏ cho mỗi lần thuê xe sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận trên mỗi đơn hàng.

Chi phí đầu tư các loại máy móc

Một số vật liệu xây dựng cần sự hỗ trợ của máy móc như: máy nâng chuyển, búa, máy khoan,…các chủ cửa hàng cũng nên dự trù kinh phí để mua một số loại máy móc cần thiết trong quá trình thi công và lắp đặt cho khách hàng.

3. Tìm hiểu các điều kiện kinh doanh vật liêu xây dựng

Theo quy định của nhà nước trong Luật Doanh Nghiệp 2014 về những gì cần để mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có đầy đủ chứng từ về quyền sử dụng đất, nhà tại nơi mở cửa hàng, đại lý hay công ty kinh doanh.
  • Địa điểm bán vật liệu xây dựng phải: đúng quy định của địa phương; diện tích đủ rộng để xuất nhập hàng hóa, không lấn chiếm lòng lề đường; không bán các loại vật liệu xây dựng cồng kềnh, bụi bặm nhiều tại trung tâm khu đô thị.
  •  Hàng hóa phải đảm bảo xuất xứ, được đăng ký chất lượng và hướng dẫn sử dụng đầy đủ. Những mặt hàng có chứa hóa chất, có mùi hay có khả năng gây bụi, gây nguy hiểm phải được che chắn cẩn thận và đặt biển cảnh báo nguy hiểm.
  • Cửa hàng phải có đầy đủ biển hiệu, trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của nhà nước.

4. Mở cửa hàng vật liệu xây dựng nên lấy nguồn hàng ở đâu?

Nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất

Đây là hình thức được khá nhiều các chủ cửa hàng hàng áp dụng. Khi nhập nguồn hàng này, bạn chỉ cần tuân thủ các chính sách bán hàng của công ty, giá từng loại mặt hàng đã được niêm yết sẵn. Lợi nhuận bạn kiếm được thông qua giá chiết khấu từ nhà sản xuất cho các đại lý vật liệu xây dựng. Điều này tránh được những cạnh tranh xấu từ các đại lý khác, họ sẽ không thể hạ giá sản phẩm tùy thích để dễ dàng loại bạn ra khỏi cuộc chơi.

Nhập hàng của các tổng đại lý vật liệu xây dựng

Chắc chắn khi nhập hàng của các tổng đại lý trong khu vực, giá cả sẽ cao hơn đôi chút so với nhập trực tiếp từ nhà sản xuất, lúc này lợi nhuận của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên không phải ai muốn cũng có thể lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, chính vì vậy, đây cũng được xem là một phương án khả thi để kinh doanh vật liệu xây dựng vì nguồn hàng uy tín và chất lượng.

Nhập hàng từ nước ngoài

Nếu tiềm lực tài chính đủ mạnh, hình thức nhập hàng này cũng rất đáng để tham khảo. Có những loại hàng hóa thì người Việt ta thích dùng hàng nội địa, nhưng có những mặt hàng thì chúng ta lại ưu tiên những thương hiệu ngoại hơn. Và các sản phẩm vật liệu xây dựng chính là ví dụ điển hình về việc chuộng hàng ngoại. Mặc dù nhu cầu sử dụng vật liệu nước ngoài rất cao, nhưng sự cạnh tranh cũng không hề thấp. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, bạn không nên tham lam nhập số lượng hàng hóa quá nhiều một lúc, có thể dẫn đến tồn kho và ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh vật liệu xây dựng.

5. Rủi ro trong kinh doanh vật liệu xây dựng

Rủi ro trong kinh doanh vật liệu xây dựng
Rủi ro trong kinh doanh vật liệu xây dựng
  • Rủi ro chất lượng vật liệu xây dựng
  • Rủi ro ôm hàng tồn kho
  • Rủi ro công nợ
  • Rủi ro thị trường

6. Mọi người cùng hỏi

Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình nhập khẩu và quản lý tồn kho để giảm chi phí và đảm bảo cung ứng liên tục?

Chúng tôi sử dụng hệ thống quản lý tồn kho hiện đại, duy trì đối tác vận chuyển tin cậy và theo dõi sát sao quy trình nhập khẩu để đảm bảo cung ứng liên tục và chi phí hiệu quả.

Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà thầu xây dựng và khách hàng chủ nhân?

Chúng tôi tập trung vào chất lượng sản phẩm, chính sách giá cạnh tranh, và cung cấp dịch vụ tận tâm để xây dựng niềm tin và mối quan hệ lâu dài với các đối tác kinh doanh.

Làm thế nào để tận dụng xu hướng bảo vệ môi trường và sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường?

Chúng tôi chú trọng vào việc cung cấp vật liệu xây dựng có nguồn gốc và sản xuất bền vững, thông qua việc hợp tác với các nhà sản xuất và nỗ lực tìm kiếm những giải pháp thân thiện với môi trường.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    CAPTCHA ImageChange Image