Mẫu giấy phép xây dựng theo Nghị định 15 (Mẫu số 01) là một phần quan trọng trong hệ thống thủ tục xây dựng, đặc biệt là trong bối cảnh quản lý và kiểm soát các công trình xây dựng đang trở nên ngày càng chặt chẽ. Nghị định 15 là một khung pháp lý quan trọng, định rõ các quy định và tiêu chuẩn cần tuân thủ khi xin cấp giấy phép xây dựng.
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 15 là mẫu nào?
Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng là Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng:
>>Tải “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Mẫu số 01)”: TẠI ĐÂY
2. Điểm mới của Nghị định 15/2021/NĐ-CP
Điểm 1. Về hình thức quản lý dự án
Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức quản lý dự án là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.
Trường hợp không áp dụng Ban, Người quyết định đầu tư quyết định các hình thức quản lý dự án còn lại.
Có thể thấy rõ thì theo quy định này, thế “độc quyền” của Ban đã bị nới lỏng.
Điểm 2. Yêu cầu năng lực của Ban quản lý dự án
Nghị định 15/2021/NĐ-CP vẫn không quy định năng lực Giám đốc Ban, nhưng có quy định cá nhân phụ trách.
Khi áp dụng hình thức hình thức quản lý dự án là Ban chuyên ngành/khu vực. Đối với Ban, vẫn không yêu cầu Giám đốc Ban phải có chứng chỉ hành nghề, ngoại trừ Giám đốc Ban thực hiện vai trò “Giám đốc quản lý dự án” để thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với từng dự án cụ thể.
Ngoài ra, khi áp dụng hình thức hình thức quản lý dự án này, Nghị định chỉ rõ cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát và định giá, không nói chung chung là “có chứng chỉ hành nghề phù hợp” như quy định cũ.
Điểm 3. Yêu cầu năng lực của Chủ đầu tư khi tổ chức thực hiện quản lý dự án.
Khi áp dụng hình thức hình thức quản lý dự án là Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án, điều kiện năng lực đã được quy định rõ ràng hơn, cá nhân đảm nhận chức danh “Giám đốc quản lý dự án” phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án (giống quy định của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực), trừ trường hợp dự án chỉ lập Báo cáo Kinh tế – Kỹ thuật.
Quy định rõ, không mơ hồ như các quy định tiền nhiệm là “có đủ điều kiện, năng lực”.
Không còn giới hạn 2 tỷ, 5 tỷ hay 15 tỷ hay bao nhiêu tỷ nữa.
Điểm 4. Điểm mới Nghị định 15/2021/NĐ-CP Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án.
Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, Nghị định đã nêu rõ Chủ đầu tư khi lựa chọn tổ chức tư vấn quản lý dự án, phải tuân thủ pháp luật đấu thầu (phải có kế hoạch, đấu thầu/chỉ định thầu…). Chứ không phải là việc “nội bộ” của Chủ đầu tư như sự chưa rõ ràng trong các quy định tiền nhiệm.
Điểm 5. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án – không còn là quy định riêng cho các riêng các dự nhóm A.
Sự khác biệt lớn nhất là quy định về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án.
Hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án không còn là “sân chơi riêng” của các riêng các dự nhóm A có công trình xây dựng cấp đặc biệt, dự án áp dụng công nghệ cao nữa.
Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để trực tiếp quản lý một hoặc một số dự án thuộc thẩm quyền quản lý.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án có con dấu, tài khoản, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của chủ đầu tư.
Một điểm quan trọng, tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án chỉ là tổ chức trực thuộc Chủ đầu tư, được phép sử dụng con dấu riêng chứ không còn là “tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân độc lập” như quy định cũ.
Quy định này, rất phù hợp với các ngành dọc như ngành thuế, hải quan…
3. Hồ sơ xây dựng mới công trình không theo tuyến gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
- Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Quyết định phê duyệt dự án.
- Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có).
- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
+ Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.
- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm:
+ Bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất.
+ Bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình.
+ Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng.
+ Các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình.
+ Bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.
4. Mọi người cùng hỏi
Tại sao việc tuân thủ mẫu giấy phép xây dựng theo Nghị định 15 là quan trọng?
Việc tuân thủ mẫu giấy phép đảm bảo rằng các dự án xây dựng đều được quản lý, kiểm soát và giám sát theo cách mà pháp luật quy định, từ đó đảm bảo an toàn, hiệu quả và tính bền vững của công trình.
Có những yếu tố nào được ghi rõ trong phần “Điều kiện cần tuân thủ” của mẫu giấy phép?
Trong phần này, mẫu giấy phép xác định rõ các yếu tố như quy chuẩn kỹ thuật, an toàn xây dựng, và bảo vệ môi trường cần tuân thủ trong quá trình thực hiện dự án.
Hậu quả nếu không tuân thủ mẫu giấy phép xây dựng theo Nghị định 15 là gì?
Không tuân thủ mẫu giấy phép có thể dẫn đến việc bị phạt, đình chỉ hoặc yêu cầu sửa chữa công trình, và có thể ảnh hưởng đến việc hoạt động của dự án xây dựng.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu giấy phép xây dựng theo Nghị định 15. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.