Bản vẽ xin phép xây dựng là một tài liệu quan trọng trong quá trình thực hiện một dự án xây dựng, chứa đựng thông tin chi tiết và hình ảnh minh họa về kế hoạch và thiết kế của công trình. Đây là một phần không thể thiếu khi nộp đơn xin cấp giấy phép xây dựng tại các cơ quan chức năng. Bản vẽ này không chỉ đơn thuần là một hình vẽ mô tả hình dạng bề ngoài của công trình, mà còn chứa đựng nhiều thông tin quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu về Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì? thông qua bài viết dưới đây.
1. Bản vẽ xin phép xây dựng là gì?
Bản vẽ xin phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ cần thiết trong quá trình xin giấy phép xây dựng. Bản vẽ xin phép xây dựng là bản vẽ mặt bằng vị trí công trình cần thi công trên lô đất, chỉ rõ vị trí của công trình và những thông tin cơ bản về diện tích, chiều cao… mặt đứng và mặt cắt của công trình giúp UBND xã, quận, huyện, thị xã… xem xét và quyết định có cấp phép xây dựng hay không.
2. Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì?
Mặt bằng: gồm mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ của diện tích bạn muốn xây dựng
- Mặt bằng tổng thể: thể hiện diện tích xây dựng so với diện tích đất. Để biết diện tích xây dựng, bạn phải kiểm tra mật độ xây dựng theo quy định mà quận yêu cầu nhé
- Mặt bằng sơ bộ: bao gồm đầy đủ từ tầng trệt, lửng, tới các lầu, mái mà bạn muốn xây dựng
Mặt cắt: bao gồm mặt cắt AA của ngôi nhà cũng như phần móng và phần hầm tự hoại
Mặt đứng: thể hiện mặt tiền ngôi nhà từ hình dạng và kích thước kể cả phần mái, bên cạnh đó cũng thể hiện rõ chiều cao tầng của ngôi nhà
Tất cả những hình vẽ này phải thể hiện kích thước đầy đủ. Để chủ nhà có thể hình dung sơ khởi cho ngôi nhà của mình
Bản đồ họa độ vị trí: thể hiện vị trí tọa độ của khu đất cũng như liền kề những khu đất xung quanh. Yêu cầu phần này phải đúng với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp sổ cũ không có tọa độ thì bạn phải làm thêm bản đồ hiện trạng cho khu đất của mình
Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng: thể hiện gồm 3 phần quan trọng
- Tên công ty có chức năng xin phép: ở đây phải thể hiện tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, và số điện thoại của chủ doanh nghiệp
- Kiến trúc sư thiết kế: ký và ghi rõ họ tên của kiến trúc sư thiết kế của công ty, người đảm nhiệm thiết kế cho đúng nhu cầu của bạn và quy định của quận
- Phần chủ nhà: ký và ghi rõ họ tên của chủ nhà đúng với trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Trường hợp cả hai vợ chồng đứng trên giấy chứng nhận thì trong khung tên phải có chữ ký của 2 vợ chồng
- Phần quan trọng là bạn phải dành 1 khoảng trống để quận phê duyệt, ký tên và đóng dấu cho bản vẽ của bạn
Mẫu bản vẽ xin cấp phép xây dựng: Dưới đây là một bản vẽ mẫu đã được phê duyệt của quận
- Quy định việc mở ban công, cửa sổ, lổ thông hơi sang nhà kế cận và xây dựng trong các khu nhà liền kề cũng phải thể hiện trong bản vẽ.
- Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m, không được mở cửa đi, cửa sổ; mép ngoài của ban công trong sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa 2 nhà ít nhất là 2 mét.
- Khi chủ công trình có nhu cầu mở ban công, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh đất nhỏ hơn 2 mét thì trong hồ sơ phải có thêm văn bản thỏa thuận với hộ liền kề được chứng thật của UBND xã, phường.
- Vị trí mở cửa cần tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ thì việc bít ban công, cửa sổ, lỗ thông hơi là mặc nhiên không phải xét xử.
3. Cơ sở vẽ bản vẽ xin phép xây dựng
Sau khi chủ đầu tư kí kết hợp đồng thiết kế với đơn vị thiết kế, thi công công trình, chủ đầu tư làm việc với kiến trúc sư về cách bố trí mặt bằng vật dụng sao cho phù hợp với gia đình. Từ mặt bằng đó kiến trúc sư khai triển tiếp các bản vẽ mặt cắt, mặt đứng chính của ngôi nhà. Rồi lấy những bản vẽ này để khai triển bản vẽ xin phép xây dựng để nộp cùng hồ sơ xin phép xây dựng nhà.
4. Phân biệt bản vẽ xin phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà
Nhiều người khi có dự định xây dựng ngôi nhà đều thắc mắc bản vẽ thiết kế nhà là gì? Bản vẽ xin giấy phép xây dựng là gì? Có gì giống và khác nhau giữa hai bản vẽ này và các bản vẽ này dùng để làm gì? Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp tường tận vấn đề này cho bạn. Cụ thể như sau:
Bản vẽ xin phép xây dựng là bản vẽ mặt bằng vị trí công trình cần thi công trên lô đất, chỉ rõ vị trí của công trình và những thông tin cơ bản về diện tích, chiều cao… mặt đứng và mặt cắt của công trình giúp UBND xã, quận, huyện, thị xã… xem xét và quyết định có cấp phép xây dựng hay không.
5. Mọi người cùng hỏi
Những thành phần chính nào thường xuất hiện trên bản vẽ xin phép xây dựng?
Bản vẽ xin phép xây dựng thường bao gồm bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ cơ điện, bản vẽ hạ tầng và các bảng mô tả chi tiết công việc cần thực hiện.
Ai là người phải duyệt và cấp phép cho bản vẽ xin phép xây dựng?
Trong nhiều trường hợp, cơ quan quản lý xây dựng địa phương sẽ phải duyệt và cấp phép cho bản vẽ xin phép xây dựng.
Bản vẽ xin phép xây dựng có thể được sử dụng trong thời gian nào?
Bản vẽ xin phép xây dựng thường có thời hạn sử dụng cụ thể, thường là trong quá trình thực hiện dự án xây dựng và đến khi dự án hoàn thành và được kiểm tra đạt chất lượng.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì?. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.