Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng và thị trường cho thuê phòng trọ phát triển mạnh. Thắc mắc việc cho thuê bao nhiêu phòng trọ thì cần đăng ký kinh doanh? Kinh doanh nhà trọ có cần đăng ký kinh doanh không?” trở thành một điều quan tâm lớn đối với những người muốn gia nhập lĩnh vực này. Việc kinh doanh cho thuê phòng trọ không chỉ đơn giản là cung cấp nơi ở mà còn đặt ra nhiều yếu tố pháp lý mà chủ nhà trọ cần cân nhắc và tuân thủ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy định và yêu cầu về số phòng phải đăng ký kinh doanh đối với việc cho thuê phòng trọ, nhằm giúp người kinh doanh hiểu rõ hơn về hoạt động cho thuê nhà.
1. Những hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh
Trước tiên chúng ta cần tìm xem việc kinh doanh cho thuê nhà trọ có thuộc những hoạt động không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, những hoạt động thương mại không cần đăng ký kinh doanh gồm:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định.
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ…
Theo đó, việc cho thuê nhà trọ là hoạt động thương mại không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Do vậy, cho thuê nhà trọ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
>>>> Xem thêm bài viết: Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ Lưu trú (Chi tiết hồ sơ)
2. Bao nhiêu phòng trọ thì phải đăng ký kinh doanh?
Theo Điều 50 Nghị định 43/2010/NĐ–CP quy định về Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh.
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
Cá nhân, hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
Căn cứ Nghị Định 05/2013/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị Định 43/2010/NĐ-CP:
Hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh hoặc đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký.
Hiện tại quy định pháp luật không có quy định xây bao nhiêu căn phòng trọ thì mới đăng ký kinh doanh vì vậy khi bạn có hoạt động kinh doanh nên tiến hành đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Như vậy căn cứ theo pháp luật hiện hành, dù bạn kinh doanh phòng trọ quy mô nhỏ, doanh thu thấp thì đều phải đăng ký kinh doanh hay nói cách khác là làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trọ.
>>>> Nếu quý khách muốn đăng ký kinh doanh nhanh chóng, hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ xin giấy phép đăng ký kinh doanh tại Đồng Nai của ACC Đồng Nai
3. Điều kiện kinh doanh nhà trọ bạn cần biết
Theo quy định của pháp luật, cá nhân kinh doanh nhà trọ phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh theo quy định tại khoản 10 Điều 16 Luật Công an nhân dân 2018. Các điều kiện về an ninh, trật tự cho kinh doanh nhà trọ bao gồm:
- Phải thông báo bằng văn bản cho Công an xã/phường nơi cơ sở kinh doanh ít nhất là 03 ngày trước khi chính thức hoạt động kinh doanh.
- Phải báo cáo tình hình chấp hành các điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu.
- Không được chứa chấp, tiêu thụ tài sản của người phạm tội, hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Phải phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Công an thực hiện công tác, hướng dẫn, kiểm tra về trật tự, an ninh.
- Phải chấp hành việc hướng dẫn, kiểm tra an ninh, trật tự của cơ quan có thẩm quyền.
- Phải có người thường trực tiếp nhận hướng dẫn khách nghỉ.
- Phải có phương án bảo vệ an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, cứu người, tài sản khi có bất cứ sự cố xảy ra.
- Phải có sổ đăng ký khách tạm trú và thực hiện việc vào sổ trước khi khách vào phòng nghỉ, trình báo tạm trú với cơ quan Công an khu vực trước 23 giờ trong ngày.
- Phải yêu cầu khách mang theo vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ xuất trình giấy phép sử dụng.
- Phải yêu cầu khách đến nghỉ có Giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân có dán ảnh, đóng dấu nổi hoặc dấu giáp lai; Hộ chiếu, Giấy thông hành xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài.
- Phải bố trí phòng nghỉ nam riêng, nữ riêng.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng phòng trọ để làm nơi sử dụng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma tuý; đánh cờ bạc; môi giới mại dâm; chứa chấp tội phạm.
4. Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà trọ
Bước 1: Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh
Tùy theo quy mô kinh doanh nhà trọ, mà chủ nhà trọ có thể đăng ký kinh doanh với một trong hai hình thức:
- Đăng ký doanh nghiệp: Nếu chủ nhà trọ có nhu cầu kinh doanh nhà trọ với nhiều người tham gia góp vốn, quy mô lớn, và không bị hạn chế về địa điểm.
- Đăng ký hộ kinh doanh: Khi chủ nhà trọ kinh doanh nhà trọ với quy mô nhỏ, thì đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh thì thủ tục đơn giản, nhanh chóng và việc đóng thuế dễ dàng hơn. Dĩ nhiên, việc đăng ký kinh doanh hộ gia đình có những hạn chế như: chỉ đăng ký kinh doanh tại một địa điểm duy nhất, sử dụng dưới mười nhân công và chịu trách nhiệm với tất cả tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trọ
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh nhà trọ đối với doanh nghiệp
- Văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp, trong đó đăng ký ngành nghề kinh doanh nhà trọ.
- Giấy trình bày dự thảo điều lệ công ty kinh doanh nhà trọ.
- Danh sách liệt kê đầy đủ các thành viên cổ đông hay thành viên sáng lập.
- Đối với thành viên cổ đông là cá nhân, yêu cầu giấy tờ chứng thực pháp lý cá nhân của thành viên.
- Nếu thành viên hay cổ đông là tổ chức, yêu cầu bản sao giấy tờ chứng nhận kinh doanh hay giấy đăng ký doanh nghiệp. Kèm với văn bản uỷ quyền và giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ của người đại diện theo ủy quyền.
- Và các văn bản, giấy tờ có liên quan theo quy định.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh nhà trọ đối với hộ cá thể
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể với đầy đủ các thông tin liên quan đến tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh; ngành, nghề kinh doanh; số vốn kinh doanh; số lao động.
- Giấy tờ chứng thực còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
- Biên bản họp họp các thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (nếu có).
- Văn bản xác minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh nhà trọ.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh nhà trọ
- Đối với đăng ký doanh nghiệp: Hồ sơ được nộp ở Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Đối với đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại UBND cấp huyện/quận nơi hộ cá thể đăng ký kinh doanh.
>>>> Nếu bạn muốn đăng ký hộ kinh doanh, hãy xem thêm bài viết: Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể (Mới nhất)
5. Bao nhiêu phòng trọ thì phải đóng thuế
Theo quy định của pháp luật, nếu bạn có doanh thu từ việc cho thuê phòng trọ dưới 100 triệu đồng/năm thì bạn không cần phải nộp thuế. Còn nếu bạn có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì bạn phải nộp 3 loại thuế sau:
- Thuế môn bài: là thuế đối với các cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nhà trọ, được tính theo mức doanh thu hàng năm. Mức thuế môn bài dao động từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng/năm, tùy thuộc vào doanh thu của bạn.
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT): là thuế đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó có kinh doanh nhà trọ. Mức thuế GTGT là 5% tính trên doanh thu trực tiếp của bạn.
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): là thuế đối với các khoản thu nhập của cá nhân, trong đó có thu nhập từ việc cho thuê nhà trọ. Mức thuế TNCN cũng là 5% tính trên doanh thu trực tiếp của bạn.
>>>>Vấn đề vê thuế là cực kỳ quan trọng trong quá trình kinh doanh, nếu bạn không muốn gặp bất kỳ vấn đề nào cơ quan thuế, hãy tìm hiểu và sử dụng dịch vụ khê khai thuế tại ACC Đồng Nai ngay nhé!
6. Câu hỏi thường gặp khi kinh doanh nhà trọ
Có mấy hình thức kinh đăng ký doanh nhà trọ?
Trước tiên, chủ nhà trọ cần phải xác định hình thức kinh doanh dựa trên quy mô và nhu cầu thực tế. Hiện nay, có hai hình thức kinh doanh mà cá nhân và tổ chức có thể lựa chọn:
- Thành lập công ty, doanh nghiệp: Áp dụng cho những trường hợp cho thuê nhà trọ với quy mô lớn, có nhiều nguồn vốn, không bị giới hạn về địa điểm và không gian.
- Thành lập hộ kinh doanh: Áp dụng cho những trường hợp cho thuê nhà trọ với quy mô nhỏ, vốn ít, có khả năng tái đầu tư nhanh.
Nếu chỉ có một số lượng nhỏ phòng trọ, tôi có cần phải đăng ký kinh doanh không?
Việc cho thuê nhà trọ không thuộc vào nhóm hoạt động kinh doanh được miễn đăng ký. Vì vậy, dù là cá nhân hay tổ chức, việc cho thuê nhà trọ, dù có số lượng phòng nhiều hay ít, vẫn cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Ai có quyền kiểm tra giấy phép kinh doanh phòng trọ?
Theo quy định của pháp luật, cá nhân kinh doanh phòng trọ phải đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế và có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra giấy phép đăng ký kinh doanh phòng trọ là cơ quan công an. Cơ quan công an có quyền kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh theo quy định tại khoản 10 Điều 16 Luật Công an nhân dân 2018. Nếu phát hiện vi phạm, cơ quan công an có quyền xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động hoặc yêu cầu cơ quan thuế thu hồi giấy phép kinh doanh.
Có nhà cho thuê có phải đăng ký kinh doanh?
Người cho thuê không bắt buộc phải thành lập công ty doanh nghiệp, nhưng cần đăng ký kinh doanh hộ cá thể và kê khai nộp thuế theo đúng quy định. Cho thuê nhà là một hình thức kinh doanh khá phổ biến, đặc biệt là ở các khu vực tập trung trường học, khu công nghiệp,…vì nơi đây thu hút nhu cầu thuê rất cao.
Trên đây là toàn bộ bài viết trả lời cho câu hỏi liên quan đến đăng ký kinh doanh phòng trọ. Để đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ đầy đủ quy định, bạn nên tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý kinh doanh địa phương hoặc tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. Trên đây là toàn bộ thông tin mà ACC Đồng Nai chia sẽ đến Quý bạn đọc về câu hỏi Bao nhiêu phòng trọ thì phải đăng ký kinh doanh?