Chủ doanh nghiệp tư nhân chết ai sẽ làm người thừa kế?

Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết, vấn đề thừa kế trở thành một câu hỏi quan trọng cần được giải quyết. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, bài viết này của ACC Đồng Nai sẽ phân tích chi tiết về quyền thừa kế và các quy định pháp luật liên quan trong trường hợp này.

Chủ doanh nghiệp tư nhân chết ai sẽ làm người thừa kế
Chủ doanh nghiệp tư nhân chết ai sẽ làm người thừa kế

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân chết ai sẽ làm người thừa kế?

Khoản 2, 3 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì sẽ xử lý như sau:

  • Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.
  • Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

Như vậy, trường hợp chủ doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân chết thì doanh nghiệp tư nhân đó sẽ giải quyết theo các hướng dưới đây:

Trường hợp xác định được người thừa kế

Nếu chỉ có duy nhất một người thừa kế hoặc những người thừa kế thỏa thuận và cử một người đứng ra nhận thừa kế thì người thừa kế đó trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân mới. Doanh nghiệp tư nhân phải tiến hành thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trường hợp có nhiều người thừa kế nhưng không thỏa thuận được

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân đã mất có nhiều người thừa và những người thừa kế không thỏa thuận được người thừa kế đứng ra làm chủ doanh nghiệp tư nhân thì phải tiến hành thành lập loại hình doanh nghiệp khác hoặc tiến hành giải thể doanh nghiệp.

Trường hợp không có người thừa kế

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế là khi họ không để lại di chúc và cũng không có người thừa kế theo pháp luật (do bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản thừa kế). Lúc này, tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ được xử lý theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015. Cụ thể:

Điều 622 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau: Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Như vậy, nếu chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế bị truất quyền thừa kế, từ chối nhận thừa kế thì tài sản của doanh nghiệp tư nhân sẽ thuộc về nhà nước.

2. Những người nào được thừa kế theo pháp luật khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết?

Những người thừa kế theo pháp luật khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết sẽ được chia thành 03 hàng thừa kế như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Nếu như một trong những người thừa kế ở hàng thứ nhất vẫn còn sống thì những người thừa kế ở các hàng thứ 2 và thứ 3 sẽ không được thừa kế doanh nghiệp tư nhân.

>>>> Xem thêm bài viết: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Đồng Nai

3. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì hồ sơ để chuyển đổi chủ doanh nghiệp phải cần những giấy tờ nào?

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì hồ sơ để chuyển đổi chủ doanh nghiệp phải cần những giấy tờ nào
Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì hồ sơ để chuyển đổi chủ doanh nghiệp phải cần những giấy tờ nào

Căn cứ Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết như sau:

Chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người nhận thừa kế cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân có chữ ký của người được thừa kế;
  • Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của người thừa kế như chứng minh nhân dân, hộ chiếu;
  • Văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế;
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả không phải là người đại diện theo pháp luật.

4. Người nhận thừa kế doanh nghiệp tư nhân có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế, trường hợp nhận thừa kế là vốn góp của doanh nghiệp tư nhân thì người nhận thừa kế phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với tài sản được thừa kế.

5. Các câu hỏi thường gặp 

Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì tài sản và các khoản nợ được giải quyết như the nào?

Theo khoản 4 Điều 185 thì: “Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Vì thế, khi chủ doanh nghiệp chết đi những nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ mà doanh nghiệp chưa thực hiện sẽ được đảm bảo bằng tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Làm thế nào để chuẩn bị trước cho việc thừa kế doanh nghiệp tư nhân một cách hợp pháp và minh bạch?

Để chuẩn bị thừa kế một cách hợp pháp và minh bạch, cần:

  • Lập di chúc rõ ràng: Soạn thảo di chúc chi tiết và hợp pháp.
  • Ghi chép tài sản: Lập danh sách chi tiết các tài sản và quyền lợi của doanh nghiệp.
  • Tư vấn pháp lý: Tham khảo ý kiến của luật sư về các quy định và thủ tục liên quan.
  • Thông báo trước: Thông báo cho các thành viên gia đình và đối tác về kế hoạch thừa kế.
  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Đảm bảo tất cả các hoạt động kinh doanh đều tuân thủ pháp luật.

Những thách thức pháp lý nào có thể phát sinh trong quá trình thừa kế doanh nghiệp tư nhân?

Những thách thức pháp lý có thể phát sinh bao gồm:

  • Tranh chấp về quyền thừa kế: Các thành viên gia đình có thể tranh cãi về quyền thừa kế.
  • Kiểm tra tính hợp lệ của di chúc: Di chúc có thể bị khiếu nại về tính hợp pháp.
  • Quản lý và vận hành doanh nghiệp: Khó khăn trong việc tiếp quản và điều hành doanh nghiệp.
  • Nghĩa vụ thuế và nợ: Xác định và giải quyết các khoản nợ và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định người thừa kế khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết không chỉ đảm bảo quyền lợi của gia đình mà còn giúp duy trì hoạt động kinh doanh ổn định. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng và chính xác về quy trình thừa kế theo quy định pháp luật. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ ACC Đồng Nai để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image