Bài viết về điều kiện để thành lập công ty TNHH sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và cần thiết để hiểu rõ quy trình và các yêu cầu pháp lý khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Bài viết sẽ đi sâu vào các điều kiện chủ sở hữu, về vốn và các quy định liên quan khác. Cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Điều kiện về chủ sở hữu công ty TNHH
Chủ sở hữu hoặc người thành lập công ty TNHH có thể là cá nhân hoặc tổ chức, cả trong và ngoài nước.
Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài, các điều kiện thành lập công ty có thể khác nhau tùy thuộc vào hình thức đầu tư. Ví dụ, đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, nhà đầu tư nước ngoài cần có năng lực tài chính, lựa chọn địa điểm thực hiện dự án phù hợp và đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh, môi trường địa phương.
Cá nhân là chủ sở hữu công ty TNHH phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp (theo Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020). Pháp luật không quy định cụ thể về bằng cấp khi thành lập công ty TNHH, trừ khi công ty hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và yêu cầu về bằng cấp hành nghề liên quan.
Chủ sở hữu phải góp đủ số vốn (hoặc tài sản góp vốn) đã cam kết trong thời hạn 90 ngày. Nếu không góp đủ vốn, chủ sở hữu phải điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày tiếp theo.
Trường hợp cá nhân đã từng là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước và nay đã về hưu, sẽ không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020, do đó đủ điều kiện để thành lập công ty TNHH.
>>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Đồng Nai.
2. Điều kiện về tên công ty
Tên công ty TNHH phải bao gồm hai yếu tố theo thứ tự: “Công ty TNHH” + “Tên riêng”.
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký khác; không vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa lịch sử Việt Nam và không chứa các từ ngữ liên quan đến cơ quan đoàn thể nhà nước.
3. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh các ngành, nghề không bị pháp luật cấm và nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.
Nếu ngành, nghề kinh doanh nằm ngoài hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam, thì nó phải được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc cơ quan nhận thủ tục thành lập công ty phải ghi nhận chi tiết ngành nghề này trên giấy phép kinh doanh.
Ngành, nghề kinh doanh của công ty TNHH gồm 2 nhóm:
- Nhóm ngành, nghề không điều kiện
- Nhóm ngành, nghề có điều kiện: được pháp luật quy định trong các văn bản riêng về điều kiện (về vốn, bằng cấp,…) của từng ngành, nghề cụ thể.
Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ được đăng ký theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
4. Điều kiện về trụ sở công ty TNHH
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng gồm : số nhà, hẻm, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Không được đặt trụ sở chính tại các chung cư, căn hộ, tòa nhà hỗn hợp chỉ có chức năng nhà ở.
Tuy nhiên, ở một số trung tâm thương mại/chung cư, chủ đầu tư có thể xin chức năng kinh doanh cho những khu vực cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2,… Đối với các địa chỉ khác có xác định rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.
5. Điều kiện về các loại vốn của công ty
Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về vốn điều lệ công ty (trừ trường hợp kinh doanh trong ngành, nghề yêu cầu về vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ). Vì vậy, chủ sở hữu công ty TNHH có toàn quyền quyết định mức vốn điều lệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần xem xét một số yếu tố sau đây:
- Năng lực tài chính của thành viên góp vốn;
- Lĩnh vực kinh doanh. Nếu công ty hoạt động trong ngành nghề yêu cầu vốn pháp định hoặc ký quỹ, thì số vốn tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định hoặc ký quỹ mà pháp luật quy định đối với ngành nghề đó;
- Khả năng hoạt động kinh doanh của công ty;
- Đối tác, khách hàng và những dự án của công ty.
Số vốn này phải được góp đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy phép kinh doanh. Vốn điều lệ của doanh nghiệp phải tối thiểu bằng mức vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ, tùy thuộc vào loại hình ngành nghề đăng ký kinh doanh. Cụ thể:
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà pháp luật quy định nếu công ty TNHH kinh doanh trong các ngành, nghề yêu cầu về vốn pháp định.
- Vốn ký quỹ là mức vốn hoặc tài sản tối thiểu được gửi trong ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nếu công ty TNHH kinh doanh các ngành, nghề có yêu cầu về mức ký quỹ. Phần vốn ký quỹ này được dùng để đảm bảo các hoạt động bình thường của doanh nghiệp và đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của công ty đối với đối tác và khách hàng.
Trên đây là các thông tin về điều kiện để thành lập một công ty TNHH mà ACC Đồng Nai muốn cung cấp cho người đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về thủ tục thành lập công ty TNHH tại Đồng Nai, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Zalo hoặc hotline đề được tư vấn chính xác nhất.