Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên là một quá trình pháp lý cần thiết khi doanh nghiệp muốn điều chỉnh quy mô vốn để phù hợp với tình hình tài chính và kế hoạch kinh doanh mới. Quy trình này bao gồm nhiều bước cụ thể nhằm đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch. Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì?
Vốn điều lệ tổng giá trị tài sản được cam kết góp hoặc góp đủ trong vòng 90 ngày bởi các thành viên kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo đó, thành viên cam kết góp vốn bằng loại tài sản nào thì chỉ được góp phần vốn góp bằng loại tài sản đấy, trừ khi được sự đồng ý của đa số thành viên còn lại.
Lưu ý: Trong vòng 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng hoàn thành việc góp vốn, nếu thành viên chưa góp đủ phần vốn góp cam kết thì doanh nghiệp phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên. Việc giảm vốn điều lệ không làm thay đổi nghĩa vụ tài chính của thành viên với phần vốn góp đã cam kết trước thời điểm đăng ký giảm vốn.
2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về 3 trường hợp được phép giảm vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
- Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.
3. Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên
Trường hợp 1: Giảm vốn điều lệ nhưng không làm thay đổi loại hình doanh nghiệp
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (do người đại diện pháp luật ký).
- Quyết định giảm vốn điều lệ của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch Hội đồng thành viên ký).
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch Hội đồng thành viên và người ghi biên bản ký).
- Danh sách thành viên công ty.
- Giấy ủy quyền (trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện).
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu người được ủy quyền.
Trường hợp 2: Giảm vốn điều lệ dẫn đến thay đổi loại hình doanh nghiệp
Nếu việc giảm vốn điều lệ dẫn tới công ty chỉ còn 01 thành viên, thì công ty phải đồng thời thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (do người đại diện pháp luật ký).
- Quyết định giảm vốn điều lệ của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch Hội đồng thành viên ký).
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch Hội đồng thành viên và người ghi biên bản ký).
- Danh sách thành viên công ty.
- Giấy ủy quyền (trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện).
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu người được ủy quyền.
- Điều lệ công ty sau thay đổi.
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.
4. Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Căn cứ quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự thủ tục giảm vốn điều lệ như sau:
Bước 1: Hội đồng công ty TNHH 2 thành viên trở lên họp và thông qua nghị quyết, quyết định giảm vốn điều lệ công ty.
Bước 2: Công ty thực hiện gửi văn bản thông báo về giảm vốn điều lệ công ty kèm theo nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất (nếu trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020) đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
- Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;
- Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc giảm vốn điều lệ công ty.
>>>> Xem thêm bài viết: Trình tự, thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH
5. Các câu hỏi thường gặp về thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Giảm vốn điều lệ có thể làm thay đổi loại hình công ty không?
Có thể. Trường hợp giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên làm cho số thành viên góp vốn giảm xuống chỉ còn 1 người, thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên theo quy định của pháp luật.
Giảm vốn điều lệ có làm giảm mức thuế môn bài không?
Có thể. Vì mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ ghi trên giấy phép. Ví dụ doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng phải đóng lệ phí môn bài là 3 triệu đồng/năm, doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng phải đóng lệ phí môn bài là 2 triệu đồng/năm.
Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm những gì?
Hồ sơ bao gồm: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, quyết định và biên bản họp về việc giảm vốn điều lệ của Hội đồng thành viên, danh sách thành viên công ty, giấy ủy quyền (trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện), bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu người được ủy quyền; trường hợp giảm vốn điều lệ dẫn đến thay đổi loại hình doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm: Điều lệ công ty sau thay đổi, giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.
Giảm vốn điều lệ giúp công ty TNHH 2 thành viên trở lên quản lý tài chính hiệu quả hơn và phản ánh đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp. Để thực hiện thành công, các công ty cần tuân thủ đúng các bước pháp lý và quy định liên quan để tránh những rủi ro không mong muốn. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ ACC Đồng Nai để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.