Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức này không chỉ đảm bảo sự minh bạch mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả cho công ty. Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Hội đồng thành viên là gì?
Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức
2. Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm những ai?
Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức.
Công ty TNHH 2 thành viên phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Do đó, nếu người đại diện theo pháp luật của công ty là Chủ tịch Hội đồng thành viên thì Hội đồng thành viên của công ty sẽ bao gồm người đại diện theo pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Quyền của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Thành viên Hội đồng thành viên có các quyền sau đây:
- Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật doanh nghiệp 2020;
- Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;
- Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ;
- Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
- Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật doanh nghiệp năm 2020;
Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều 49 luật doanh nghiệp 2020, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 49 luật doanh nghiệp 2020 có các quyền sau đây:
- Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
- Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
- Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và tài liệu khác của công ty;
- Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết, quyết định đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều 49 luật doanh nghiệp 2020 thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 49 luật doanh nghiệp 2020.
Nghĩa vụ của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Thành viên Hội đồng thành viên có các nghĩa vụ sau đây:
Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật doanh nghiệp 2020.
Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật doanh nghiệp 2020.
Tuân thủ Điều lệ công ty, Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
- Vi phạm pháp luật;
- Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
- Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
4. Điều kiện tiến hành họp hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là gì?
Căn cứ vào Điều 58 Luật Doanh nghiệp 2020, cuộc họp hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên sẽ được tiến hành khi có số thành viên dự họp đạt tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ từ 65% trở lên. Công ty được quyền quy định tỷ lệ cụ thể nhưng không được dưới 65%.
>>>> Xem thêm bài viết: Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
5. Các câu hỏi thường gặp về Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Xử lý thế nào trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không triệu tập họp hội đồng thành viên theo yêu cầu?
Trường hợp nhóm thành viên yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên nhưng Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp thì quá 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, thành viên, nhóm thành viên có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên.
Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại.
Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ quyết định việc phát hành trái phiếu của công ty?
Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên là cơ quan quyết định việc phát hành trái phiếu của công ty.
Cuộc họp Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên có được ghi âm không?
Cuộc họp Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác.
Việc thành lập và vận hành Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và kỹ năng quản lý chuyên nghiệp. Đây là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội và phát triển một cách bền vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ ACC Đồng Nai để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.