Mở cửa hàng hải sản đông lạnh là một hành trình mà không chỉ đòi hỏi sự am hiểu vững về sản phẩm mà còn đề xuất sự khéo léo trong quản lý và bảo quản. Trong khi thị trường hải sản đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng về sự tươi ngon và an toàn của hải sản. Do đó, việc cung cấp hải sản đông lạnh chất lượng cao không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn xây dựng uy tín cho cửa hàng. Dưới đây là những Kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản đông lạnh, nơi mà chất lượng và dịch vụ đóng vai trò then chốt.
1. Hải sản đông lạnh là gì?
Hải sản đông lạnh là thuật ngữ chỉ đến những loại hải sản, như cá, tôm, sò điệp, mực, và các sản phẩm khác, đã được xử lý và bảo quản ở nhiệt độ thấp, thường là dưới 0 độ C để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và duy trì chất lượng tươi ngon của sản phẩm. Quá trình đông lạnh giúp bảo quản hải sản lâu dài mà vẫn giữ nguyên hương vị, chất dinh dưỡng và độ tươi ngon, làm cho chúng trở thành lựa chọn phổ biến trong thị trường thực phẩm.
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản đông lạnh
Nghiên cứu nhu cầu của thị trường
Để có thể kinh doanh hiệu quả, việc đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là xác định đúng nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng. Đối với kinh doanh hải sản đông lạnh, không phải bất cứ loại nào cũng có mức tiêu thụ cao. Vì vậy để tránh rơi vào tình trạng tồn đọng hàng hóa bạn nên tìm hiểu thật kỹ nhu cầu của khách hàng để có thể cân bằng lượng hàng hóa nhập vào.
Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, giá cả hợp lý
Bên cạnh việc nắm rõ nhu cầu của khách hàng, việc tìm được nguồn hàng chất lượng cũng là một trong những vấn đề mà bạn cần quan tâm khi kinh doanh hải sản đông lạnh. Mặc dù hải sản đông lạnh dễ bảo quản và có hạn sử dụng lâu hơn tuy nhiên không phải bất cứ loại hải sản nào cũng đạt chuẩn chất lượng. Vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ về nguồn hàng để có thể có được những sản phẩm chất lượng và phù hợp với giá tiền. Bạn nên đến tận các cơ sở đánh bắt và sản xuất hải sản đông lạnh trước khi đưa ra quyết định nhập hàng.
Lựa chọn phương thức kinh doanh
Đối với kinh doanh hải sản đông lạnh bạn có thể lựa chọn kinh doanh bán lẻ hoặc hợp tác kinh doanh trở thành nguồn cung cấp hải sản cho các cơ sở kinh doanh ăn uống ví dụ như quán lẩu, quán nướng, quán cơm văn phòng,…
Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là một trong những điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Việc xây dựng được một thương hiệu gần gũi với khách hàng sẽ giúp tăng độ nhận biết cũng như niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đối với kinh doanh hải sản đông lạnh cũng vậy. Việc xây dựng thương hiệu riêng sẽ giúp khách hàng nhận ra bạn trong vô vàn các doanh nghiệp cùng ngành. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tạo nên lượng khách hàng trung thành nhất định từ đó tăng doanh thu bán hàng.
Áp dụng mô hình 4P vào kinh doanh
Nếu bạn là người đã và đang có ý định kinh doanh thì ắt hẳn mô hình 4P đã không còn quá xa lại. 4P là một mô hình phổ biến trong marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). Đây là những yếu tố cơ bản mà bạn cần quan tâm để có thể kinh doanh hải sản đông lạnh một cách hiệu quả.
3. Mở cửa hàng hải sản đông lạnh cần bao nhiêu vốn?
Vốn nhập hàng
Việc đầu tiên khi quyết định mở cửa hàng kinh doanh hải sản đông lạnh bạn nên cân nhắc về vốn nhập hàng. Mặc dù giá cả của hải sản đông lạnh có giá trị thấp hơn so với hải sản tươi sống tuy nhiên con số để nhập hàng cũng không phải một con số nhỏ. Thông thường tùy vào quy mô của cửa hàng cũng như các sản phẩm nhập vào, mà con số nhập hàng mà bạn phải bỏ ra sẽ giao động từ 20 triệu đồng đến 80 triệu đồng hoặc hơn.
Vốn thuê mặt bằng
Bên cạnh chi phí để nhập hàng bạn cũng nên cân nhắc về chi phí dành để thuê mặt bằng. Đầu tiên bạn nên xác định được mô hình kinh doanh của mình. Nếu bạn quyết định kinh doanh hải sản đông lạnh theo hình thức online thì sẽ không cần đầu tư quá nhiều vào vốn thuê mặt bằng tuy nhiên như vậy cũng đồng nghĩa với việc việc kinh doanh sẽ mang về ít lợi nhuận hơn. Ngược lại, với kinh doanh offline, lợi nhuận thu về sẽ cao hơn nếu bạn tìm được địa điểm tốt để đặt cửa hàng cũng như biết áp dụng các chương trình quảng cáo hợp lý.
Vốn đầu tư trang thiết bị bảo quản hải sản đông lạnh
Bên cạnh các chi phí nêu trên, khi kinh doanh hải sản đông lạnh bạn cũng nên cân nhắc về chi phí đầu tư các trang thiết bị. Để đảm bảo sản phẩm không bị hỏng do các tác động của môi trường bạn nên lựa chọn các tủ đông để bảo quản. Tùy vào quy mô của cửa hàng cũng như số lượng sản phẩm mà bạn muốn nhập, bạn có thể lựa chọn số lượng tủ đông cũng như dung tích và giá cả sao cho phù hợp. Thông thường giá của một tủ đông sẽ giao động từ 4 triệu đồng đến 50 triệu đồng tùy vào thương hiệu và dung tích tủ.
Vốn đầu tư cho quảng cáo
Hiện tại có rất nhiều cửa hàng kinh doanh hải đông lạnh tuy nhiên không phải bất cứ cơ sở kinh doanh nào cũng có được doanh thu khả quan. Nguyên nhân chính cho vấn đề này là do doanh nghiệp không thể thu hút được khách hàng. Để khắc phục tình trạng này các cửa hàng kinh doanh hải sản đông lạnh nên đầu tư để đẩy mạnh quảng cáo nhất là trong thời kỳ công nghệ mạng lên ngôi như ngày nay.
Vốn thuê nhân viên
Chi phí để thuê nhân viên cũng là một trong những điều mà bạn cần cân nhắc nếu muốn mở cửa hàng kinh doanh hải sản với quy mô lớn. Việc có thêm nhân viên sẽ giúp ích rất nhiều cho quản lý cửa hàng cũng như kinh doanh cửa hàng, nhất là đối với các cửa hàng kinh doanh hải sản đông lạnh.
Vốn dự phòng
Vốn dự phòng là một trong những phần không thể thiếu bởi việc kinh doanh không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng kế hoạch. Vì vậy bạn cần chuẩn bị trước cho các tình huống xấu có thể xảy ra. Ví dụ khi bạn đang cần gấp một số lượng lớn tôm đông lạnh để cung cấp cho đối tác nhưng hiện tại lượng sản phẩm của kho đã hết và bạn bắt buộc phải nhập thêm sản phẩm này ở cơ sở khác với giá cao hơn, đây chính là lúc vốn dự phòng phát huy tác dụng.
4. Mọi người cùng hỏi
Làm thế nào để xây dựng một không gian bán hàng thuận tiện và thú vị cho khách hàng?
Thiết kế cửa hàng sao cho hải sản được trưng bày một cách hấp dẫn, cung cấp thông tin về nguồn gốc và cách chế biến. Đào tạo nhân viên để cung cấp tư vấn chuyên sâu về lựa chọn và sử dụng hải sản.
Làm thế nào để duy trì mối quan hệ với khách hàng và tạo lòng tin?
Tạo ra chính sách đổi trả linh hoạt, thường xuyên cập nhật giá cả và khuyến mãi hấp dẫn. Lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng để cải thiện dịch vụ.
Làm thế nào để quảng cáo và tiếp thị hiệu quả để thu hút đối tượng khách hàng?
Sử dụng mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, và tổ chức các sự kiện giới thiệu sản phẩm. Hợp tác với các đối tác trong ngành ẩm thực và thực phẩm để tăng cường hiệu suất tiếp thị.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản đông lạnh. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.