Quá trình làm Căn cước công dân (CCCD) là một trong những bước quan trọng để xác nhận danh tính và quyền lợi công dân của mỗi người dân. Thời gian làm CCCD có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ quy định của cơ quan cấp CCCD đến số lượng hồ sơ được xử lý và cả quy trình làm thủ tục của từng địa phương. Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu Thời gian làm Căn cước công dân bao lâu có? thông qua bài viết dưới đây.
1. Căn cước công dân là gì?
Theo Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014, Căn cước công dân được định nghĩa như sau:
“Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”
Do đó, thẻ Căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân Việt Nam, chứa đựng thông tin cơ bản về lai lịch và nhân dạng cá nhân.
Nội dung chi tiết của thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân như sau:
- Mặt trước thẻ bao gồm hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, dòng chữ “Căn cước công dân”. Thông tin cụ thể trên mặt trước bao gồm ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú, và ngày, tháng, năm hết hạn.
- Mặt sau thẻ chứa bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa, thông tin vân tay, và đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ. Thêm vào đó, có thông tin về ngày, tháng, năm cấp thẻ, họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ, và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
- Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, và chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
2. Thời gian làm Căn cước công dân bao lâu có?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định về thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân, cụ thể như sau:
– Đối với hồ sơ do công an cấp huyện hoặc phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân tại Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội:
- Đối với dữ liệu điện tử do đơn vị tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển lên thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân;
- Đối với hồ sơ do Trung tâm dữ liệuq uốc gia về dân cư tiếp nhận thì trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân phải chueyenr phát thẻ Căn cước công dân về đến nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Do vậy, trong trường hợp đến công an cấp huyện hay Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để làm căn cước công dân thì trong thời hạn tối đa 08 ngày làm việc thì thẻ căn cước cồng dân sẽ về đến nơi công dân làm thẻ. Trường hợp đến Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để làm thẻ Căn cước công dân thì trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc thẻ Căn cước công dân sẽ về đến nơi công dân làm thẻ.
Tuy nhiên hiện nay thời hạn trả thẻ Căn cước công dân sẽ kéo dài hơn quy định phụ thuộc vào tính hình thực tế và công tác triển khai thực hiện ở các địa phương. Cụ thể tại Điều 25 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định rằng: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định thì cơ quan quản lý căn cước công dân gắn chíp phải cấp, đổi lại, cấp lại thẻ căn cước công dân gắn chip cho công dân trong thời hạn:
Trong trường hợp cấp mới, đổi mới thì thời hạn sẽ cụ thể như sau:
- Tại khu vực thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
Trong trường hợp cấp lại thì:
- Tại khu vực thành phố, thị xã không quá 15 ngày làm việc;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
Tuy nhiên, theo quy định của khoản 4 Điều 25 thì lộ trình cải cách thủ tục hành chính nên Bộ trưởng Bộ công an quy định rút ngắn thời gian cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân. Do đó, thời gian tới thì thời hạn cấp thẻ căn cước công dân gắn chip có thể được rút ngắn lại. thực tế thì vì số lượng người yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip quá lớn dẫn đến cơ quan thẩm quyền quá tải nên dẫn đến thời gian trả thẻ căn cước công dân sẽ có thể kéo dài hơn so với quy định của pháp luật.
3. Đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định về người được cấp thẻ căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân.
Cũng theo quy định tại Điều 21 thì thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi mà công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Quy định trên cho thấy ăcn cước cho thấy căn cước công dân dù có mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi, Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc thời gian tuổi này thì vẫn sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.
Nếu trong trường hợp công dân đó đủ 60 tuổi tính từ thời điểm cấp thẻ thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suôt đời tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lúc nào trừ trường hợp thẻ bị mất hoặc bị hư hỏng,… Những người đi làm thẻ Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ đến khi qua đời mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc 60 tuổi. Và những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qu đời mà không bắt buộc đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip.
Ngoài ra những ai đã có chứng minh thư nhân dân hoặc đã có thẻ căn cước công dân chứa mã vạch thì sẽ được đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip khi yêu cầu hoặc khi thẻ đã cũ hay hết thời hạn sử dụng.
4. Mọi người cùng hỏi
Làm thế nào để giảm thiểu thời gian làm CCCD?
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và thông tin cần thiết trước khi đến cơ quan cấp CCCD giúp giảm thiểu thời gian xử lý.
Có trường hợp nào thời gian làm CCCD kéo dài hơn bình thường không?
Trong những trường hợp đặc biệt hoặc giai đoạn tăng cường kiểm soát an ninh, thời gian làm CCCD có thể kéo dài hơn.
Nếu có yêu cầu gấp, làm thế nào để xử lý CCCD nhanh chóng?
Nếu cần xử lý gấp, bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ quan cấp CCCD để biết thêm thông tin và hỗ trợ về quy trình làm thủ tục nhanh chóng.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thời gian làm Căn cước công dân bao lâu có?. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.