Vốn mở cửa hàng mẹ và bé là bao nhiêu?

Mở cửa hàng mẹ và bé là một quyết định kinh doanh mang lại không chỉ cơ hội lớn mà còn là trách nhiệm đối với vốn đầu tư. Trước khi bước vào hành trình kinh doanh này, một trong những câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm đó là: “Vốn mở cửa hàng mẹ và bé là bao nhiêu?” Đây là một thách thức mà những người khởi nghiệp cần đối mặt và nắm vững để đảm bảo bắt đầu hành trình kinh doanh của mình một cách suôn sẻ và hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến Vốn mở cửa hàng mẹ và bé là bao nhiêu? và cách quản lý nó một cách thông minh.

Vốn mở cửa hàng mẹ và bé là bao nhiêu?
Vốn mở cửa hàng mẹ và bé là bao nhiêu?

1. Có nên mở cửa hàng mẹ và bé?

Mở cửa hàng mẹ và bé đang là xu hướng kinh doanh rất tiềm năng, mang đến những tiện ích, sản phẩm tốt. Nguồn hàng của thị trường này cũng vô cùng lớn, chất lượng, thị trường cung ứng đa dạng nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn mặt hàng đồ sơ sinh hay các vật dụng dành cho mẹ.

Nhu cầu lựa chọn sản phẩm chất lượng cho mẹ và bé cũng ngày càng được nhiều người quan tâm. Mức sống tăng cao, khách hàng cũng đầu tư hơn vào sản phẩm chất lượng để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Đặc biệt, hầu hết các mẹ bỉm hiện nay đều luôn quan tâm đến con cái, mong muốn mang tới những thứ tốt nhất cho con. Cửa hàng mẹ và bé ra đời sẽ là giải pháp tốt nhất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.

Thị trường hiện nay có nhiều cửa hàng mẹ và bé nhưng thương hiệu mạnh nhất có lẽ là Kidsplaza hay Bibomart. Tuy nhiên, giá thành tại những cửa hàng này khá cao, chưa phù hợp với đại đa số khách hàng. Vì vậy, đây cũng là cơ hội lớn cho bạn nếu muốn tham gia vào thị trường này.

2. Vốn mở cửa hàng mẹ và bé là bao nhiêu?

Để mở một cửa hàng mẹ và bé hoàn thiện bạn phải bỏ ra vốn ban đầu từ 160 – 210 triệu tại các thành phố lớn, ở các vùng lân cận hay nông thôn chi phí này sẽ giảm còn 80-130 triệu nhờ chi phí mặt bằng, hàng hóa, thiết kế,… thấp hơn so với các khu vực đông dân cư.

Số vốn này bao gồm những khoản sau:

  • Thuê mặt bằng:  Cửa hàng mẹ và bé cần ít nhất 50m2 để có đủ không gian trưng bày hàng hóa, chi phí thuê mặt bằng từ 8 – 30 triệu tùy từng diện tích và khu vực khác nhau.
  • Nhập hàng hóa: Thông thường tâm lý khi mua hàng của khách hàng sẽ muốn mua đồ tại một cửa hàng duy nhất, vì vậy bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ sản phẩm khách hàng cần thiết tại cửa hàng của mình. Chi phí để nhập hàng hóa đầu tiền khoảng 50-150 triệu tùy thuộc vào quy mô và ngành hàng mà bạn lựa chọn đầu tư.
  • Thiết kế cửa hàng: Hệ thống lắp đặt tại shop mẹ và bé bao gồm kệ siêu thị trưng bày, camera giám sát, hệ thống quản lý gồm máy tính. cổng từ, máy in, máy đọc,… Chi phí đầu tư, lắp đặt hệ thống cửa hàng từ 10-20 triệu.
  • Thuê nhân viên: Chi phí thuê nhân viên tùy thuộc và quy mô và khả năng bán hàng, thông thường chi phí một tháng sẽ khoảng 15-20 triệu.

3. Kinh nghiệm khi mở cửa hàng mẹ và bé

Kinh nghiệm khi mở cửa hàng mẹ và bé
Kinh nghiệm khi mở cửa hàng mẹ và bé

Nghiên cứu thị trường đồ dùng mẹ và bé

Dù bạn có kinh doanh bất kỳ một lĩnh vực nào thì việc nghiên cứu thị trường phải thật ký lưỡng. Và việc mở shop kinh doanh đồ dùng mẹ và bé cũng vậy, bạn cần tìm hiểu xu hướng, nhu cầu thực tế của khách hàng đặc biệt là bố mẹ các bé vì ở lứa tuổi này các sản phẩm thường là do bố mẹ sắm cho các bé

Chọn địa điểm mở shop mẹ và bé

Đồ trẻ em có nhiều loại với chất lượng và giá thành khác nhau, vì vậy tùy vào nhu cầu bạn muốn nhắm đến đối tượng khách hàng nào mà chọn địa điểm cũng phải theo đó. Ví dụ bạn bán những sản phẩm cao cấp thì việc bạn lựa chọn vị trí cửa hàng cũng phải đẹp, sang trọng. Và ngược lại, nếu bạn bán những sản phẩm bình dân thì bạn chỉ cần chọn cho mình địa điểm không quá to, ở trong phố để phù hợp với nhu cầu và số tiền của mình

Chọn tên để đặt cho cửa hàng mẹ và bé

Việc đặt tên cho cửa hàng cũng vô cùng quan trọng, bạn nên chọn những cái tên gần gũi với bé, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. Có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt đều được như khi nhắc đến tên cửa hàng thì khách hàng có thể liên tưởng ngay đến mặt hàng mà bạn đang kinh doanh. Tên cửa hàng cũng có thể gợi cho khách về quy mô, số lượng sản phẩm,… Bên cạnh đó, không nên chọn những cái tên quá dài, phức tạp hoặc khó nhớ, khó phát âm vì như thế khi khách hàng muốn tìm đến cửa hàng của bạn cũng rất khó.

Thiết kế, trang trí cửa hàng mẹ và bé

Một trong những đặc điểm quan trọng của những người kinh doanh chuyên nghiệp là phải tạo được màu sắc riêng cho mình. Đối với các sản phẩm dành cho trẻ em và mẹ thì điều này lại càng trở nên quan trọng.

Lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp

Tâm lý khi lựa chọn đồ cho con của các ông bố bà mẹ là sẽ đầu tư mua hàng từ các thương hiệu lớn, có xuất xứ rõ ràng và được kiểm định về chất lượng. Họ quan tâm đến cách chăm con sao cho tốt nhất, muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất.

Vì vậy khi nhập hàng bạn nên ưu tiên lấy hàng từ các đơn vị nổi tiếng trên thị trường. Không nhập hàng số lượng quá lớn mà cần đa dạng hóa chủng loại để khách hàng có thêm sự lựa chọn, bạn có thể phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng đồng thời giúp bạn thống kê các mặt hàng tiềm năng trong phân khúc.

Xây dựng hình ảnh riêng cho cửa hàng của bạn

Lên thiết kế, ý tưởng để làm nổi bật thương hiệu của bạn. Việc đầu tư vào mặt hình ảnh sẽ giúp bạn tạo dấu ấn cho khách hàng của mình. Với mỗi cửa hàng khác nhau sẽ có các đặc điểm về màu sắc, biểu tượng riêng vì vậy bạn nên xây dựng một hình ảnh của riêng mình để khách hàng luôn nhớ đến cửa hàng của bạn.

Lựa chọn, đào tạo nhân viên

Nhân viên trực tiếp bán hàng cần phải hiểu rõ sở thích và biết lựa chọn hàng hóa phù hợp đối với lứa tuổi của bé. Ngoài ra, họ phải là người cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm tốt bởi bì các sản phẩm dành cho trẻ thường rất dễ hư hỏng hay vỡ… Bên cạnh đó, nhân viên phải có những phẩm chất mà bất kỳ người bán hàng nào cũng cần đến kỹ năng giao tiếp điều này sẽ làm khách hàng của bạn có thiện cảm và muốn quay lại cửa hàng mua hàng vào những lần tiếp theo.

4. Mọi người cùng hỏi

Chi phí nào nên được tính đến khi xác định vốn mở cửa hàng mẹ và bé?

Cần xem xét chi phí thuê mặt bằng, mua sắm hàng hóa, trang trí cửa hàng, chi phí quảng cáo, cũng như chi phí vận chuyển và bảo hiểm.

Làm thế nào để ước tính chi phí lưu trữ và quản lý hàng tồn kho trong cửa hàng?

Để ước tính chi phí này, cần tính toán dựa trên quy mô cửa hàng, dòng sản phẩm, và tần suất cung cấp hàng.

Làm thế nào để tối ưu hóa chi phí nhân sự trong giai đoạn mở cửa hàng?

Tối ưu hóa chi phí nhân sự bằng cách xác định số lượng nhân viên cần thiết, tăng cường đào tạo để nâng cao hiệu suất làm việc và có chiến lược phân công công việc linh hoạt.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Vốn mở cửa hàng mẹ và bé là bao nhiêu? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image