Thủ tục xin phép xây dựng nhà tạm

Thủ tục xin phép xây dựng nhà tạm là một quá trình quan trọng, đặc biệt là trong những tình huống cần thiết lập các công trình tạm thời để phục vụ nhu cầu ngắn hạn. Nhà tạm thường được xây dựng để sử dụng trong thời gian ngắn, như các công trình xây dựng, sự kiện, hay hoạt động tạm thời khác.

Thủ tục xin phép xây dựng nhà tạm
Thủ tục xin phép xây dựng nhà tạm

1. Giấy phép xây dựng tạm là gì?

Thông tin Giấy phép xây dựng tạm thời còn được gọi là giấy phép xây dựng có thời hạn, là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các chủ dự án đầu tư xây dựng trong trường hợp tiến hành dự án xây dựng trên diện tích đất đã được quyết định quy hoạch nhưng chưa tiến hành việc quy hoạch. Giấy phép xây dựng tạm được quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020, cụ thể:

Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

Giấy phép có thời hạn là 05 năm với những công trình tạm. Trường hợp nếu hết thời hạn nhưng Nhà nước chưa quy hoạch dự án. Khi đó, chủ đầu tư có thể xin cơ quan xem xét gia hạn.

2. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng tạm

Trước khi xin giấy phép xây dựng tạm, chủ đầu tư cần biết tới các điều kiện được quy định chi tiết trong Điều 94 Luật xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020. Cụ thể:

  • Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất được xác định tại giấy tờ hợp pháp về đất đai của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn;
  • Khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Thủ tục xin phép xây dựng nhà tạm

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chủ đầu tư thực hiện theo quy trình cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020. Thủ tục bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ.

Nhà đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý cần thiết để được xét duyệt. Chủ đầu tư cần nộp những khoản lệ phí lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép tại Ủy ban nhân dân (UBND) huyện

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

Trong thời gian 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ của chủ sở hữu công trình, UBND cấp huyện sẽ tiến hành thẩm định cũng như kiểm tra thực tế địa điểm. Nếu có bất kỳ thiếu sót nào cơ thẩm quyền sẽ thông báo đến chủ đầu tư.

UBND Huyện có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu với những quy định hiện hành. Sau đó, lập văn bản lấy ý kiến. Hồ sơ nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện thì UBND huyện sẽ cấp giấy phép xây dựng tạm thời.

Bước 3: Trả kết quả.

4. Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng tạm

Hoạt động cấp giấy phép xây dựng tạm trên đất quy hoạch được thực hiện tương tự đối với thủ tục cấp giấy phép thông thường và tuân theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Để tránh phải mất thời gian do đi lại nhiều lần lấy giấy tờ, chủ đầu tư nên chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm thời.
  • Bản sao công chứng quyền sử dụng đất hợp pháp.
  • Giấy cam kết tháo dỡ khi Cơ quan nhà nước thực hiện quy hoạch.
  • Giấy đăng ký kinh doanh, bản kê khai năng lực của đơn vị đầu tư.
  • Nhà đầu tư cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh thể hiện được vị trí mặt bằng.
  • Một bản vẽ mặt bằng công trình hiển thị trên lô đất với tỷ lệ 1/50 – 1/500.
  • Một bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt đứng, mặt cắt tỷ lệ 1/50 – 1/200.
  • Một bản vẽ móng với tỷ lệ 1/100 – 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50.
  • Sơ đồ hệ thống thoát nước, xử lý nước thải,hệ thống cấp điện tỷ lệ 1/50 – 1/200.

5. Vì sao phải xin giấy phép xây dựng tạm thời?

Vì sao phải xin giấy phép xây dựng tạm thời?
Vì sao phải xin giấy phép xây dựng tạm thời?

Khi xây dựng công trình chủ đầu tư cần xin giấy phép xây dựng tạm thời vì những lý do sau:

  • Giúp xác định được công trình hoặc nhà ở có hợp pháp hay không.
  • Thủ tục pháp lý bắt buộc với những công trình được pháp luật quy định.
  • Xác minh kích thước đất trong sổ đỏ và quyền sở hữu chính chủ quy hoạch không.
  • Tránh được các vấn đề kiện tụng liên quan đến việc xây dựng.
  • Nếu là đất nông nghiệp cần được giấy phép để chuyển đổi mục đích sử dụng.
  • Giấy phép xây dựng tạo điều kiện cho chủ sở hữu thuận lợi trong việc xây dựng nhanh chóng nhất.
  • Giấy phép xây dựng tạm giúp nhà nước quản lý được xây dựng dự án quy hoạch. Giám sát được quá trình hình thành và phát triển bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

6. Mọi người cùng hỏi

Quy trình kiểm tra và đánh giá của cơ quan quản lý xây dựng như thế nào sau khi nhận hồ sơ đơn xin phép?

Cơ quan quản lý xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ để đảm bảo rằng nhà tạm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn, môi trường và kỹ thuật.

Có những yếu tố nào quan trọng trong quyết định cấp phép xây dựng nhà tạm hay không?

Các yếu tố như an toàn công trình, đối với môi trường, và mục đích sử dụng tạm thời sẽ được xem xét để quyết định về việc cấp phép.

Thời gian xử lý và cấp phép xây dựng nhà tạm là bao lâu?

Thời gian xử lý thường phụ thuộc vào địa phương cụ thể, nhưng thông thường mất từ vài tuần đến vài tháng. Liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý để biết thêm chi tiết về thời gian xử lý cụ thể.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục xin phép xây dựng nhà tạm. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image