Căn cước công dân (CCCD) là một trong những loại giấy tờ quan trọng, đóng vai trò như một mã số định danh cá nhân, được sử dụng trong nhiều giao dịch và hoạt động hàng ngày. Việc thực hiện cấp CCCD gắn chip điện tử đang được triển khai trên toàn quốc, trong đó bao gồm tỉnh Đồng Nai. Hãy cùng tìm hiểu Thời hạn làm Căn cước công dân tại Đồng Nai qua bài viết dưới đây.
1. Căn cước công dân là gì?
Theo Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014, Căn cước công dân được định nghĩa như sau:
“Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”
Do đó, thẻ Căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân Việt Nam, chứa đựng thông tin cơ bản về lai lịch và nhân dạng cá nhân.
Nội dung chi tiết của thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân như sau:
- Mặt trước thẻ bao gồm hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, dòng chữ “Căn cước công dân”. Thông tin cụ thể trên mặt trước bao gồm ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú, và ngày, tháng, năm hết hạn.
- Mặt sau thẻ chứa bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa, thông tin vân tay, và đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ. Thêm vào đó, có thông tin về ngày, tháng, năm cấp thẻ, họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ, và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
- Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, và chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
2. Thời hạn làm Căn cước công dân tại Đồng Nai
Theo quy định tại Điều 19 Luật căn cước công dân 2014 quy định: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
Theo quy định tại Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 quy định:
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều 21 thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Lần lượt với các mốt thời gian sau:
Thẻ Căn cước công dân được cấp từ đủ 14 tuổi đến trước 23 tuổi: Hết hạn vào năm 25 tuổi.
Thẻ Căn cước công dân được cấp từ 23 tuổi đến trước 38 tuổi: Hết hạn vào năm 40 tuổi.
Thẻ Căn cước công dân được cấp từ 38 tuổi đến trước 58 tuổi: Hết hạn vào năm 60 tuổi.
Thẻ Căn cước công dân được cấp từ đủ 58 tuổi trở đi: Có giá trị sử dụng cho đến khi chết (trừ trường hợp Căn cước công dân bị mất hoặc hư hỏng).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định: Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật Căn cước công dân 2014 có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Tức đối với những người vừa được cấp giấy chứng minh nhân dân tháng 01/2021 thì 15 năm nữa (tức tháng 01/2036) những thẻ này mới hết hạn sử dụng. Lúc này, bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định như sau: Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Thông tư 06/2021/TT-BCA có hiệu lực ( tức 23/01/2021) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BCA.
Tức nếu căn cước công dân có mã vạch được cấp trước ngày 23/01/2021 mà còn thời hạn sử dụng thì công dân không phải bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp.
Như vậy thông qua các quy định trên ta biết được thời hạn làm căn cước công dân tại Việt Nam được quy định như sau:
Đối với làm căn cước công dân lần đầu: Khi công dân đủ 14 tuổi sẽ phải làm căn cước công dân.
Đối với trường hợp cấp đổi căn cước công dân:
- Trường hợp công dân đã làm thẻ căn cước công dân gắn chíp rồi: Thì trong vòng 02 năm trước khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi, công dân phải tiến hành cấp đổi thẻ căn cước công dân gắn chíp.
- Trường hợp công dân đã được cấp giấy chứng minh nhân dân: Do giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm. Nên khi hết thời hạn sử dụng giấy chứng minh nhân dân thì chính là thời gian công dân phải tiến hành cấp đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp.
- Trường hợp công dân đã được cấp thẻ căn cước công dân có mã vạch: Do thẻ căn cước công dân có mã vạch có giá trị sử dụng là 20 năm. Nên khi hết thời hạn sử dụng thẻ căn cước công dân có mã vạch thì cũng chính là thời gian công dân phải tiến hành cấp đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp.
Ngoài ra khi rơi vào các trường hợp này thì công dân cũng sẽ đến thời gian cấp đổi, hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân:
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Khi công dân có yêu cầu.
- Bị mất thẻ Căn cước công dân;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
3. Địa chỉ làm căn cước công dân tại Đồng Nai
Địa chỉ nơi làm thẻ căn cước công dân ở Biên Hòa – Đồng Nai:
Tại trụ sở Công an tỉnh Đồng Nai
- Địa chỉ: 234 Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Thời gian làm việc: Từ thứ hai đến thứ sáu, sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h30.
Tại trụ sở Công an cấp huyện, thành phố
- Công an thành phố Biên Hòa: Số 1991, đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Công an huyện Long Thành: Số 15, đường Nguyễn Văn Trỗi, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
- Công an huyện Nhơn Trạch: Số 76, đường 30/4, thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
- Công an huyện Thống Nhất: Số 14, đường Lê Lợi, thị trấn Thống Nhất, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
- Công an huyện Trảng Bom: Số 15, đường Nguyễn Huệ, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
- Công an huyện Vĩnh Cửu: Số 10, đường Nguyễn Du, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
- Công an huyện Xuân Lộc: Số 15, đường Hùng Vương, thị trấn Xuân Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Công an huyện Cẩm Mỹ: Số 38, đường Nguyễn Sinh Sắc, thị trấn Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
- Công an huyện Tân Phú: Số 10, đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Tại các điểm cấp căn cước công dân lưu động
- Công an các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Làm CCCD ở Đồng Nai cần giấy tờ gì?
Khi các thông tin cá nhân của công dân đã có đầy đủ và đúng trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư: thì công dân sẽ chỉ cần mang theo giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân cũ của bản thân để làm thủ tục.
Khi thông tin cá nhân của công dân có khác biệt so với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư: thì công dân cần mang theo giấy chứng minh dân dân; hoặc mang theo thẻ căn cước công dân cũ của mình; kèm với giấy khai sinh và sổ hộ khẩu để công an viên đối chiếu.
5. Mọi người cùng hỏi
Làm thế nào để biết thời hạn làm căn cước công dân cụ thể của mình?
Bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan công an nơi bạn làm hồ sơ để được thông báo thời hạn cụ thể.
Có thể lấy căn cước công dân trước thời hạn được không?
Có thể. Tuy nhiên, bạn cần có lý do chính đáng và được sự đồng ý của cơ quan công an.
Nên đi làm căn cước công dân vào thời điểm nào để tránh chờ đợi lâu?
Nên đi làm căn cước công dân vào ngày trong tuần, tránh các ngày cuối tuần và ngày lễ.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thời hạn làm Căn cước công dân tại Đồng Nai. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.