Quy định về số tầng cấp phép xây dựng nhà ở

Quy định về số tầng trong quá trình cấp phép xây dựng nhà ở là một phần quan trọng trong hệ thống luật lệ xây dựng của mỗi địa phương, nhằm đảm bảo sự điều chỉnh hợp lý và bền vững của quy hoạch đô thị. Việc xác định số tầng cho mỗi công trình nhà ở không chỉ tương ứng với mục tiêu kiến trúc mà còn đảm bảo an toàn, môi trường sống và thị trường bất động sản.

Quy định về số tầng cấp phép xây dựng nhà ở
Quy định về số tầng cấp phép xây dựng nhà ở

1. Cách xác định số tầng nhà

Chiều cao của công trình tối đa sẽ được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình bao gồm kể cả mái tum hoặc mái dốc. Trường hợp đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao công trình tính từ cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.

Theo căn cứ tại Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định như sau:

Số tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng bán/nửa hầm, không bao gồm tầng áp mái. Trong đó:

Tầng tum chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), đồng thời có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái thì tầng tum sẽ không được tính vào số tầng cao của công trình.

Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì số tầng nhà tính theo cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.

Các trường hợp mà tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình, bao gồm:

  • Nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác: tầng lửng có diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới, đảm bảo chỉ cho phép một tầng lửng không tính vào số tầng cao của tòa nhà;
  • Đối với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp: khi tầng lửng chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật thì duy nhất 01 tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình, đảm bảo diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới và không vượt quá 300m2;
  • Đối với trường hợp là các công trình khác: tầng lửng với mục đích chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật, có diện tích sàn không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới.

2. Quy định về số tầng cấp phép xây dựng nhà ở

Quy định số tầng khi xây dựng nhà trong hẻm: 

  • Thứ nhất, đối với hẻm nhỏ hơn 3,5m:  Trong trường hợp xây nhà có hẻm diện tích nhỏ hơn 3,5m thì cá nhân, hộ gia đình sẽ được xây dựng nhà tối đa số tầng là 03, và đồng thời đáp ứng các điều kiện tổng diện tích nhà đảm bảo không được vượt quá 13,6m. Và xây nhà có tầng trệt đảm bảo không được xây cao quá 3,8m.
  • Thứ hai, đối với vị trí nhà có lộ giới từ 3,5m đến 7m: Vị trí xây dựng nhà khi có lộ giới từ 3,5m đến 7m thì cá nhân, hộ gia đình sẽ được xây dựng nhà đối với trường hợp không có các yếu tố tăng tầng cao thì quy mô đảm bảo là 03 tầng; còn đối với trường hợp nhà có khoảng lùi thì cá nhân, hộ gia đình được phép xây dựng tối đa là 04 tầng và vị trí nhà nằm trong diện thuộc khu vực trung tâm của thành phố hoặc trung tâm quận/ huyện.
  • Thứ ba, đối với vị trí nhà có lộ giới rộng từ 7m đến dưới 12m: Trong trường hợp này, cá nhân, hộ gia đình xây dựng nhà không có yếu tố tăng tầng cao sẽ được phép xây dựng tối đa 4 tầng.

Trường hợp vị trí nhà nằm thuộc khu vực trung tâm quận/ huyện hoặc trung tâm thành phố, hoặc xây dựng trên các lô đất lớn thì cá nhân, hộ gia đình sẽ được phép xây tối đa là 5 tầng.

Trường hợp nhà kết hợp xây dựng có một trong hai yếu tố là tăng tầng cao là nhà ở trung tâm thành phố, trung tâm quận huyện hoặc xây dựng trên lô đất có diện tích lớn hơn thì cá nhân, hộ gia đình sẽ được xây dựng tối đa là 6 tầng.

Thứ tư, đối với vị trí nhà có lộ giới rộng từ 12m đến dưới 20m: 

  • Được phép xây dựng số tầng tối đa là 4 tầng nếu không có yếu tố tăng tầng cao.
  • Được phép xây dựng tối đa 05 tầng trong trường hợp vị trí xây dựng nhà thuộc trung tâm thành phố, trung tâm quận/huyện hoặc xây dựng trên lô đất lớn.
  • Được phép xây dựng 6 tầng nếu nằm trong trường hợp đáp ứng thỏa mãn 2 trong 3 yếu tố tăng tầng cao gồm nhà xây dựng ở trung tâm thành phố, trung tâm cấp quận/ huyện hoặc xây trên các lô đất lớn.
  • Được phép xây dựng 7 tầng nếu vị trí đáp ứng thỏa mãn đầy đủ 3 yếu tố tăng tầng là nhà ở trung tâm thành phố, trung tâm quận, diện tích đất xây dựng lớn.

Thứ năm, đối với vị trí nhà có lộ giới rộng từ 20m đến dưới 25m: 

  • Được phép xây dựng tối đa là 5 tầng cao trong trường hợp không có các yếu tố tăng tầng cao.
  • Được phép xây dựng 6 tầng nếu nhà xây dựng nằm ở vị trí trung tâm quận, trung tâm thành phố hoặc xây trên lô đất lớn.
  • Được phép xây dựng tối đa là 7 tầng khi đảm bảo thoả mãn hai trong ba yếu tố được tăng tầng nhà gồm: vị trí nhà xây dựng thuộc quận trung tâm thành phố, trung tâm cấp quận hoặc xây trên mảnh đất có diện tích lớn.
  • Được phép xây dựng tối đa 8 tầng trường hợp nhà có khoảng lùi, đảm bảo đủ 3 yếu tố gồm nằm trong khu vực quận trung tâm của thành phố, ở trung tâm của huyện và xây dựng trên lô đất có diện tích lớn.

Thứ sáu, đối với vị trí nhà có lộ giới lớn hơn 25m:

  • Được phép xây dựng tối đa 5 tầng khi có các yếu tố tăng tầng cao.
  • Được phép xây dựng 6 tầng đối với trường hợp vị trí xây dựng nhà nằm trong quận trung tâm thành phố, trung tâm cấp quận hoặc xây dựng trên lô đất lớn.
  • Được phép xây dựng tối đa là 7 tầng: khi có hai trong ba điều kiện gồm vị trí đất nằm trong khu vực quận trung tâm thành phố, trung tâm cấp quận, hoặc lô đất xây dựng có diện tích lớn.
  • Được phép xây dựng tối đa 8 tầng: khi đáp ứng đầy đủ ba yếu tố gồm: vị trí xây dựng nằm trong trung tâm cấp quận, thuộc khu vực quận trung tâm thành phố, đất dùng để xây dựng có diện tích lớn.

Đối với nhà phố: 

Bài viết này đề cập đến điều kiện xây dựng trong địa bàn thành phố Hà Nội. Theo quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-UBND ban hành quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

  • Trường hợp công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp phép xây dựng có thời hạn được phép xây dựng tối đa bốn tầng nổi, không xây dựng tầng lửng, tầng hầm hoặc bán hầm; chiều cao công trình tính đến mái tầng 4 không quá 15m.

Trên mái có thể có tum thang chức năng của tum thang dùng để sử dụng bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái, chiều cao tối đa không quá 3m).

  • Trường hợp đối với công trình sửa chữa, cải tạo đảm bảo không được vượt quá quy mô trong trường hợp xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng mới.

3. Xây dựng nhà vượt quá số tầng cho phép bị xử phạt như thế nào?

Xây dựng nhà vượt quá số tầng cho phép bị xử phạt như thế nào?
Xây dựng nhà vượt quá số tầng cho phép bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Luật xây dựng năm 2014 quy định cá nhân, hộ gia đình xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp là hành vi vi phạm.

Đối với trường hợp xây dựng nhà được cấp giấy phép xây dựng quy định số tầng bao nhiêu, xây dựng sai số tầng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 4, Khoản 6 Điều 16:

Trường hợp xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn: 

  • Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng. 
  • Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng. 
  • Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 70 triệu đến 90 triệu đồng. 

Trường hợp xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới: 

  • Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền 30 triệu đến 40 triệu đồng. 
  • Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền 50 triệu đến 70 triệu đồng. 
  • Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng. 
  • Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. 

4. Các câu hỏi thường gặp

Có cần xin phép xây dựng khi xây nhà trên đất của mình không?

Có, theo quy định, dù là xây dựng trên đất của riêng mình, cá nhân hoặc hộ gia đình vẫn phải xin giấy phép xây dựng để đảm bảo công trình đáp ứng quy chuẩn và quy định của địa phương.

Nếu xây dựng vượt quá số tầng cho phép thì sẽ bị phạt như thế nào?

Việc xây dựng vượt quá số tầng cho phép sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, phạt tiền từ 15 triệu đến 40 triệu đồng cho nhà ở riêng lẻ, và có thể lên đến 120 triệu đồng cho các công trình yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, bên cạnh việc buộc phải tháo dỡ phần vi phạm.

Tầng lửng có được tính vào số tầng của công trình không?

Tầng lửng chỉ được tính vào số tầng của công trình trong một số trường hợp cụ thể. Ví dụ, nếu tầng lửng có diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn của tầng dưới ở nhà riêng lẻ hoặc 10% diện tích sàn của tầng dưới ở nhà chung cư, thì tầng lửng đó sẽ không tính vào số tầng của công trình.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Quy định về số tầng cấp phép xây dựng nhà ở. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image