Chỉ giới đường đỏ là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là khi quy hoạch và phân lô đất đai. Được hiểu đơn giản, chỉ giới đường đỏ là khoảng cách tối thiểu được quy định giữa mặt đường và các công trình xây dựng, nhằm đảm bảo không gian thông thoáng, an toàn và thẩm mỹ của khu vực xây dựng. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về vấn đề Chỉ giới đường đỏ là gì? Thủ tục cấp phép xây dựng chỉ giới đường đỏ
1. Chỉ giới đường đỏ là gì?
Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ giới đường đỏ được hiểu là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch. Theo đó thì giữa hai khoảng không này có một đường ranh giới cụ thể để phân cách và quy định rõ ràng trong bản đồ quy hoạch và thực địa. Đường ranh giới này được chuyên ngành xây dựng và nhiều chuyên gia gọi bằng cái tên là chỉ giới đường chỉ đỏ.
Chỉ giới đường đỏ thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất để xây dựng công trình, nhà ở, đứng tên của hộ dân, người chủ nào đó với khoảng không gian nằm trong vùng đất công; hoặc nơi xây đường giao thông, các công trình kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng khác. Ở các vùng nông thôn, đường chỉ giới đỏ thường không rõ ràng. Do có các hộ dân hiến đất, cũng có hộ dân lấn đất; và chính quyền địa phương quản lý chưa sát sao nên phân chia không rành mạch. Nhiều trường hợp đã lợi dụng sơ hở này để lấn chiếm phần đất này. Tại thành phố, đô thị, chỉ giới đường đỏ rõ ràng hơn, được phân định cụ thể như ở lòng đường, lề đường và vỉa hè. Nằm ngoài phạm vi của khoảng đất đó; bạn có thể xây dựng được nếu đứng tên chủ sở hữu. Và không nằm trong vùng quy hoạch đất đai của thành phố.
Còn phần khoảng đất từ đường chỉ giới bên này và bên kia thì gọi là phần lộ giới. Nó mang tính cộng đồng và người dân được phép sử dụng chung như đi lại nên bất kì ai cũng không được phép xây dựng trên diện đất đó.
Như vậy, có thể hiểu khi bạn thực hiện giao dịch mua bán nhà đất, hoặc giao dịch tài chính với ngân hàng hoặc bạn xin cấp giấy phép xây dựng hoặc thửa đất có 1 phần hoặc hầu hết nằm trong quy hoạch thì các bên sẽ xin xác định chỉ giới đường đỏ để nhằm xác định phần diện tích còn lại không nằm trong quy hoạch. Từ đó đưa ra định giá giao dịch hoặc là cơ sở để các đơn vị quản lý cấp phép xây dựng cấp giấy phép xây dựng. Việc xác định chỉ giới đường đỏ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chức năng sử dụng đất tại thời điểm hiện tại và tương lai; mục đích định giá đầu tư mua bán, giao dịch bất động sản, thế chấp vay vốn ngân hàng. Ngoài ra thì còn để xin cấp phép để tiến hành xây dựng hoặc đính chính thông tin quy hoạch treo trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một vài thủ tục khác liên quan…
2. Thủ tục cấp phép xây dựng chỉ giới đường đỏ
Để thực hiện thủ tục xin chỉ giới đường đỏ thì bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để thực hiện thủ tục xin chỉ giới đường đỏ bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ tài liệu sau đây:
- Văn bản đề nghị ký hợp đồng lập chỉ giới đường đỏ của chủ sở hữu hợp pháp nhà ở và sử dụng đất ở.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà hoặc các văn bản chứng minh quyền sử dụng
- 02 bản đồ: Bản đồ địa hình, Bản đồ địa chính có yếu tố địa hình, Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/200-1/500) phù hợp với sơ đồ vị trí được giới thiệu; do cơ quan có tư cách pháp nhân lập không quá 2 năm; hiện trạng phù hợp thực tế; được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định.
- Các tài liệu giải trình rõ căn cứ, cơ sở để xác định chỉ giới đường đỏ. Giấy giới thiệu và kèm theo 01 đĩa CD.
- Giấy xác nhận của UBND phường/xã/thị trấn về khu đất do cá nhân, hộ gia đình đang quản lý sử dụng, không có tranh chấp trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- giấy tờ hợp pháp, hợp lệ chứng minh quyền sử dụng đất của Chủ đầu tư đối với đất đang sử dụng
- Giấy ủy quyền chứng thực tại UBND phường/xã/thị trấn hoặc cơ quan công chứng nếu chủ sử dụng đất không trực tiếp thực hiện thủ tục.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định; nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ; và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Viện Quy hoạch xây dựng hoặc Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố.
Khi tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra nội dung, thành phần hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì nhận hồ sơ, viết Phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện theo quy định thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân, tổ chức bổ sung hoàn chỉnh. Cụ thể là sẽ có văn bản trả lời những nội dung có đủ cơ sở pháp lý theo đúng thời hạn. Bên cạnh đó sẽ chủ động phối hợp cung cấp bổ sung tài liệu liên quan.Sau khi nhận được tài liệu bổ sung, ý kiến của các cơ quan và đủ căn cứ; sẽ giải quyết tiếp các nội dung đề nghị của tổ chức, cá nhân.
Thời hạn giải quyết thủ tục xin chỉ giới đỏ sẽ diễn ra trong vòng 15 ngày. Cụ thể, tính từ ngày bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Cơ quan cấp chỉ giới đường đỏ
Theo quy định của pháp luật thì khi có nhu cầu xin chỉ giới đường đỏ thì có thể nộp hồ sơ tới một trong 3 cơ quan như là Sở quy hoạch kiến trúc thành phố; Viện quy hoạch xây dựng; Phòng đô thị các quận, huyện. Theo đó, chức năng cụ thể của ba cơ quan này như sau:
Đối với Sở quy hoạch kiến trúc thành phố thì Sở quy hoạch kiến trúc thành phố không chỉ cung cấp thông tin quy hoạch; mà còn cung cấp chỉ giới đối với những khu đất nằm trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được Chính phủ, thành phố và các quận huyện đã phê duyệt.
Đối với Viện quy hoạch xây dựng thì Viện quy hoạch xây dựng cung cấp thông tin quy hoạch; chỉ giới đường đỏ; số liệu hạ tầng kỹ thuật đối với những khu đất không nằm trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt.
Đối với Phòng đô thị các quận, huyện thì Phòng đô thị về cơ bản cung cấp chỉ giới đường đỏ; thông tin quy hoạch đối với những khu đất của cá nhân nằm trên địa bàn quận huyện quản lý. Nhưng do những lý do khách quan như: thiếu đồng bộ về cơ sở dữ liệu, tình hình nhân sự còn thiếu… nên một số địa phương chưa thực hiện.
4. Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không?
Đất ngoài chỉ giới xây dựng thuộc một trong hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Đất thuộc chỉ giới đường đỏ (không có khoảng lùi)
Trường hợp này xảy ra khi chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, khi đó đất nằm ngoài chỉ giới xây dựng cũng đồng nghĩa với việc nằm ngoài chỉ giới đường đỏ (thuộc chỉ giới đường đỏ).
Căn cứ quy định về các chi tiết kiến trúc công trình tiếp giáp với tuyến đường tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCVN 01:2021/BXD) thì công trình xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Không cản trở hoạt động giao thông tại lòng đường;
- Đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hoạt động đi bộ trên vỉa hè;
- Không ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật nổi và ngầm trên tuyến phố;
- Đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố;
- Đảm bảo tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy và các hoạt động của phương tiện chữa cháy.
Trường hợp 2: Đất thuộc khoảng lùi
Trường hợp này xảy ra khi chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ.
Kiến trúc công trình tiếp giáp với tuyến đường thuộc trường hợp này phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Không một bộ phận, chi tiết kiến trúc nào của công trình xây dựng được vượt quá chỉ giới đường đỏ;
- Đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố;
- Đảm bảo tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy và hoạt động của phương tiện chữa cháy.
Mặc dù có quy định về yêu cầu kiến trúc đối với công trình như trên và bảo đảm khoảng lùi tối thiểu thì đất ngoài chỉ giới xây dựng cũng không được xây dựng, nếu xây dựng sẽ vi phạm chỉ giới (căn cứ theo khái niệm chỉ giới xây dựng, hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng).
5. Mức phạt khi vi phạm chỉ giới xây dựng
Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng bị phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền thì xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng sẽ buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm mà không được điều chỉnh giấy phép xây dựng để hợp thức hóa hành vi vi phạm này (theo điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP).
6. Mọi người cùng hỏi
Thủ tục cấp phép xây dựng chỉ giới đường đỏ bao gồm những bước nào?
Thủ tục bao gồm việc tìm hiểu quy định địa phương về chỉ giới đường đỏ, chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép với thông tin đầy đủ, và tương tác chặt chẽ với cơ quan quản lý địa phương.
Cần thu thập những thông tin gì khi chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép chỉ giới đường đỏ?
Hồ sơ cần bao gồm thông tin về mặt đất, bản vẽ kiến trúc, và các giấy tờ khác liên quan đến dự án, giúp cơ quan quản lý đánh giá việc tuân thủ chỉ giới đường đỏ.
Lợi ích của thủ tục cấp phép xây dựng chỉ giới đường đỏ là gì?
Thủ tục giúp đảm bảo rằng các dự án xây dựng tuân thủ quy định về chỉ giới đường đỏ, giữ vững không gian xây dựng và bảo vệ cảnh quan đô thị.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Chỉ giới đường đỏ là gì? Thủ tục cấp phép xây dựng chỉ giới đường đỏ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.