Thủ tục xin cấp phép xây dựng cây xăng là một quá trình quan trọng đối với những người kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng. Việc xin cấp phép không chỉ là bước bắt buộc, mà còn là giai đoạn để đảm bảo rằng dự án cây xăng được thực hiện đúng chuẩn và không gây ra vấn đề liên quan đến an ninh, môi trường và dân số. Trong ngữ cảnh này, việc nắm vững thủ tục và hiểu rõ quy trình xin cấp phép sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường một cách thuận lợi, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững và đúng đắn cho ngành công nghiệp năng lượng.
1. Một số khái niệm về giấy phép xây dựng cây xăng
- Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc cho phép cá nhân; tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, cây xăng, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Giấy phép xây dựng bao gồm các nội dung sau đây: Địa điểm; vị trí xây dựng công tình; tuyến xây dựng công trình, loại và cấp công trình; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; Bảo vệ môi trường và an toàn công trình; hiệu lực của giấy phép, …
- Theo đó, có thể hiểu Giấy phép xây dựng cây xăng là một loại giấy tờ pháp lý; được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép về việc xây dựng cây xăng.
2. Điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng cây xăng
- Điều kiện về đất (mặt bằng): Diện tích tối thiểu phải từ 300 m2 (đối với nội thành); và đối với ngoại thành thì mặt đường phải 50m, tổng diện tích xây dựng cây xăng phải từ 600 m2 đến 900 m2.
- Phải phù hợp quy hoạch và được UBND có thẩm quyền phê duyệt chủ trương xây dựng cây xăng;
- Được Sở Công thương cấp giấy chấp nhận cho phép xây dựng cây xăng.
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp (có mã số thuế doanh nghiệp), có giấy phép đăng ký kinh doanh; lưu ý: Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kinh doanh và có ghi rõ kinh doanh mặt hàng là xăng dầu.
- Đáp ứng các điều kiện về thiết kế xây xăng như: kích thước, bồn chứa, trụ bơm, ….
- Được Sở xây dựng và sở Phòng cháy chữa cháy cấp giấy phép xây dựng (nộp bản vẽ kỹ thuật và kèm phương án phòng cháy chữa cháy).
- Thiết kế thi công cây xăng;
- Cam kết bảo vệ môi trường;
- Sau khi xây dựng xong cây xăng phải được thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy;
- Được sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
3. Thủ tục xin cấp phép xây dựng cây xăng
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2. Nộp hồ sơ
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố. Cụ thể là nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
- Lưu ý: Thời gian nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng là từ thứ 2 đến thứ 6 theo giờ hành chính. (Buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30; buổi chiều từ 1h đến 5h; Thời gian này có thể thay đổi tùy vào mỗi cơ quan nhưng cơ bản thì không chênh lệch nhiều. Nhiều cơ quan làm việc vào sáng thứ 7);
Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét và xử lý
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận viết giấy hẹn nhận kết quả;
Bước 4. Thực hiện nghĩa vụ tài chính
- Nộp lệ phí tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cơ quan có thẩm quyền;
Bước 5. Nhận kết quả
- Người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để lấy kết quả theo ngày đã ghi trên giấy hẹn, cụ thể thời gian giải quyết thông thường là 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
4. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng cây xăng
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo mẫu quy định;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp chủ sở hữu cửa hàng; trạm bán lẻ xăng dầu (bản sao);
- Tài liệu chứng minh cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc liên doanh; liên kết, góp vốn.
- Bản kê trang thiết bị cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo mẫu.
- Tài liệu chứng minh tính hợp pháp về đầu tư xây dựng của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ đã qua lớp học nghiệp vụ xăng dầu của cán bộ, nhân viên cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo quy định.
- Trường hợp cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu trên phương tiện (tàu, xà lan…) trên sông, ngài những thủ tục trên phải có
- Giấy chứng nhận an toàn Kỹ thuật phương tiện thủy nội địa do cơ quan Đăng kiểm – Cục đường sông cho phép lưu hành.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy do Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy – Công an Thành phố cấp.
- Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường (do UBND quận huyện xác nhận).
- Kiểm định cột bơm (do cơ quan có chức năng kiểm định: Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội hoặc Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng I của Trung ương kiểm định…).
5. Mọi người cùng hỏi
Quy trình xin cấp phép có những yêu cầu giấy tờ chính là gì?
Thông thường, bạn cần bao gồm bản vẽ thiết kế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mướn đất (nếu có), và các giấy tờ liên quan khác.
Thời gian xử lý và cấp phép bình thường mất bao lâu?
Thời gian xử lý phụ thuộc vào cơ quan quản lý và độ phức tạp của dự án. Thông thường, quá trình này có thể kéo dài từ vài tuần đến một vài tháng.
Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình xin cấp phép?
Chất lượng hồ sơ, tuân thủ quy định kỹ thuật và an toàn, cũng như sự hợp tác với cơ quan quản lý có thể ảnh hưởng đến quá trình xin cấp phép.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục, hồ sơ xin cấp phép xây dựng cây xăng. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.