Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên theo quy định là yếu tố quan trọng quyết định khả năng hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Số vốn này không chỉ phản ánh quy mô tài chính mà còn thể hiện cam kết và trách nhiệm của các thành viên đối với công ty. Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên được hiểu là gì?
Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên là số vốn tối thiểu mà các thành viên cam kết góp vào khi thành lập công ty. Đây là yếu tố quan trọng để xác định khả năng tài chính và mức độ trách nhiệm của công ty đối với các nghĩa vụ tài chính. Vốn điều lệ có thể được góp bằng tiền mặt, tài sản hoặc quyền sở hữu trí tuệ, tùy theo thỏa thuận trong điều lệ công ty.
Vốn điều lệ xác định mức độ trách nhiệm của các thành viên đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty. Vốn điều lệ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của công ty, bao gồm việc đầu tư vào cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, và chi trả cho các hoạt động kinh doanh. Vốn điều lệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia lợi nhuận và quyền lợi giữa các thành viên. Tỷ lệ góp vốn thường tương ứng với tỷ lệ phân chia lợi nhuận và quyền quyết định trong công ty. Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia lợi nhuận và quyền lợi, mà còn ảnh hưởng đến uy tín và khả năng hoạt động của công ty.
2. Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên phải góp tối thiểu là bao nhiêu?
Tùy vào công ty TNHH 2 thành viên đó đăng ký ngành nghề kinh doanh nào. Nếu như công ty thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường, pháp luật không yêu cầu mức vốn pháp định bắt buộc thì theo luật không quy định mức vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên tối thiểu là bao nhiêu, tức là công ty có thể kê khai mức vốn bao nhiêu cũng được, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như nguồn tài chính của mình. Tuy nhiên thì mức vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng tới uy tín của công ty khi thực hiện làm ăn kinh doanh với đối tác cũng như làm thủ tục vay vốn với các ngân hàng thương mại. Việc đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp dẫn đến không tạo được sự tin tưởng, khách hàng cũng không muốn hợp tác và sử dụng các dịch vụ tại công ty.
Còn nếu công ty có đăng ký ngành nghề để sản xuất kinh doanh mà pháp luật có yêu cầu mức vốn pháp định thì khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh, công ty TNHH 2 thành viên cần thực hiện kê khai và ghi trong hồ sơ mức vốn điều lệ ít nhất bằng với mức vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh đó, có thể ghi hơn tùy quy mô của công ty nhưng không được ghi ít hơn.
Chú ý: Là hiện nay pháp luật cũng không quy định về vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên tối đa là bao nhiêu, tuy nhiên việc thực hiện góp vốn quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến mức lệ phí môn bài mà công ty phải đóng cho cơ quan nhà nước. Cụ thể nếu công ty đăng ký với mức vốn điều lệ là trên 10 tỷ đồng, thì mức lệ phí môn bài phải đóng cho các cơ quan nhà nước sẽ là 3 triệu đồng trên 1 năm, còn trường hợp mức vốn điều lệ là dưới 10 tỷ đồng thì mức lệ phí môn bài mà công ty phải đóng cho cơ quan nhà nước sẽ là 2 triệu đồng trên một năm. Như vậy công ty TNHH 2 thành viên nên lựa chọn mức vốn điều lệ sao cho phù hợp với quy mô cũng như với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên thực tế.
3. Góp vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên bằng những loại tài sản nào?
Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp mới nhất năm 2020 các thành viên có thể góp bằng những tài sản sau:
Tài sản góp vốn công ty TNHH 2 thành viên có thể là Đồng Việt Nam hoặc có thể sử dụng ngoại tệ nhưng được tự do chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Có thể sử dụng các tài sản có giá trị khác như vàng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, các công nghệ, bí quyết kỹ thuật, cũng như các tài sản khác có thể định giá được bằng tiền, cụ thể là Đồng Việt Nam.
Tức là bạn có thể góp vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên bằng các tài sản như bất động sản, giấy tờ có giá như ô tô, quyền sử dụng về việc cho thuê mặt bằng…, miễn sao có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản đó của tất cả các thành viên tham gia góp vốn vào công ty.
Ngoài ra cũng cần phải chú ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự hoặc có quyền theo quy định để sử dụng hợp pháp đối với những tài sản định góp vào công ty mới có quyền sử dụng tài sản đó để thực hiện thủ tục góp vốn theo quy định của pháp luật luật doanh nghiệp năm 2020.
>>>> Xem thêm bài viết: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên
4. Mua lại phần vốn góp vào vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên
Thành viên khi góp vốn vào vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên thì có quyền yêu cầu công ty phải mua lại phần vốn góp của mình nếu trường hợp thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với các nghị quyết, quyết định đề ra của Hội đồng thành viên về một trong những vấn đề sau đây:
- Sửa đổi, bổ sung một trong các nội dung được ghi trong Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên cũng như của Hội đồng thành viên;
- Thực hiện tổ chức lại công ty tnhh 2 thành viên
- Các trường hợp khác theo quy định được ghi trong Điều lệ công ty.
- Yêu cầu mua lại phần vốn góp của mình thì thành viên đó phải lập bằng văn bản và được gửi đến chủ sở hữu người quản lý công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công ty thông qua nghị quyết cũng như quyết định quy định các nội dung ở trên.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người quản lý của công ty nhận được yêu cầu của thành viên có yêu cầu mua lại phần vốn góp quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty phải thực hiện thủ tục mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá đã được xác định theo nguyên tắc quy định cụ thể tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai có các bên thỏa thuận được về giá của cổ phần. Việc thanh toán chỉ được thực hiện thành công nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp cho thành viên yêu cầu được mua lại, ngoài ra thì công ty vẫn thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.
Trường hợp công ty không tiến hành việc thanh toán được phần vốn góp cho thành viên yêu cầu mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên yêu cầu đó có quyền tự do thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác trong công ty hoặc có thể chuyển nhượng cho cả người không phải là thành viên công ty.
5. Chuyển nhượng phần vốn góp đã góp vào vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên
Trừ một số trường hợp nhất định theo quy định tại Luật doanh nghiệp, các thành viên khi góp vốn vào vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên có thể tự do chuyển nhượng theo các hình thức sau đây:
- Chào bán phần vốn góp của mình trước đó cho các thành viên còn của công ty lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty TNHH 2 thành viên với cùng điều kiện chào bán của pháp luật;
- Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán theo pháp luật đối với các thành viên còn lại quy định ở trên cho những người không phải là thành viên của công ty TNHH 2 thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty TNHH 2 thành viên không mua hoặc không thể mua hết trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày thực hiện chào bán.
Thành viên chuyển nhượng vốn góp vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tnhh 2 thành viên tương ứng với phần vốn góp trước đó của mình có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các khoản trước được ghi đầy đủ, chính xác vào sổ đăng ký thành viên của công ty..
Trường hợp thực hiện việc chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý điều hành theo loại hình công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và phải thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn tối đa là 15 ngày kể từ ngày hoàn thành xong việc chuyển nhượng.
6. Các câu hỏi thường gặp về vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên theo quy định
Việc không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý gì cho công ty TNHH 2 thành viên?
Nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, công ty TNHH 2 thành viên sẽ gặp các hậu quả pháp lý sau:
- Phải điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp.
- Các thành viên không góp đủ vốn phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết góp.
- Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của công ty.
Làm thế nào để đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong việc phân chia vốn điều lệ giữa các thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên?
Để đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong việc phân chia vốn điều lệ giữa các thành viên, công ty cần:
- Rõ ràng và minh bạch trong các thỏa thuận góp vốn và cam kết góp vốn của các thành viên.
- Định giá chính xác và khách quan các tài sản góp vốn.
- Cập nhật và báo cáo thường xuyên về tình hình góp vốn và sử dụng vốn.
- Áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính và kiểm toán nội bộ.
Các quy định về vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên có khác biệt gì so với các loại hình doanh nghiệp khác?
Các quy định về vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên có một số điểm khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác như sau:
- Công ty TNHH 2 thành viên có ít nhất hai thành viên góp vốn, trong khi công ty TNHH một thành viên chỉ có một thành viên.
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều cổ phần, trong khi vốn điều lệ của công ty TNHH không chia thành cổ phần.
- Công ty TNHH 2 thành viên không được phát hành cổ phiếu, trong khi công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
- Quy trình góp vốn và quản lý vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên thường đơn giản hơn so với công ty cổ phần.
Quy định về vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên đảm bảo sự minh bạch và ổn định trong hoạt động kinh doanh. Việc tuân thủ đúng quy định sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng tài chính vững chắc, tăng cường uy tín và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ ACC Đồng Nai để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.