Việc Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một biện pháp quan trọng trong quá trình quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và duy trì trật tự kinh doanh trên thị trường. Khi doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hoạt động hoặc vi phạm quy định pháp luật nghiêm trọng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bài viết này ACC Đồng Nai sẽ làm rõ về Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành.
![Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh](http://accdongnai.vn/wp-content/uploads/2024/11/Thu-hoi-giay-chung-nhan-dang-ky-kinh-doanh.png)
1. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là biện pháp hành chính mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận này, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn quyền tiếp tục hoạt động kinh doanh theo pháp luật.
2. Trường hợp sẽ thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ vào Điều 212 (1) Luật Doanh nghiệp năm 2020. Cụ thể: Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo: Việc xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo được quy định tại Điều 74 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp có căn cứ xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi GCNĐKDN.
Tổ chức cá nhân đề nghị thu hồi có trách nhiệm cung cấp cho Phòng Đăng ký kinh doanh một trong các văn bản cần thiết bao gồm:
- Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản trả lời văn bản do cơ quan đó cấp bị giả mạo;
- Bản sao văn bản trả lời của cơ quan công an về việc nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo.
Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp: Theo quy định tại Điều 17 (2) Luật Doanh nghiệp năm 2020, tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm: Trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế thì sẽ bị thu hồi GCNĐKDN.
Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo yêu cầu: Theo Điều 216 (1) (c) Luật Doanh nghiệp 2020, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không gửi báo cáo trong trường hợp này đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản thì sẽ bị thu hồi GCNĐKDN.
3. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thể bị thu hồi khi có đề nghị từ cơ quan có thẩm quyền theo luật định. Điều này đồng nghĩa rằng thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy chứng nhận phải được quy định rõ ràng trong luật. Khoản 8, Điều 16 của cùng Nghị định cũng xác định rằng cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định pháp luật. Quy trình, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 và khoản 8, Điều 93 của Nghị định này khi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản đề nghị thu hồi từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Dịch vụ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại ACC Đồng Nai
ACC Đồng Nai cung cấp dịch vụ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bao gồm tất cả các bước cần thiết để đảm bảo quá trình chuyển nhượng diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn về các trường hợp bị thu hồi GCNĐKDN. Soạn thảo văn bản, tổng hợp hồ sơ, giấy tờ theo quy định;
- Đại diện cho doanh nghiệp, tiến hành thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp trong và sau quá trình hoạt động.
Với đội ngũ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, ACC Đồng Nai cam kết mang đến dịch vụ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và giảm bớt lo lắng trong quá trình cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
>>>> Xem thêm: Giấy phép kinh doanh và giấy đăng ký doanh nghiệp
5. Câu hỏi thường gặp
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có được đăng ký lại không?
Có, căn cứ theo quy định điều 76 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế nợ thuế trong trường hợp doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh khi muốn khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cần phải có văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị hủy bỏ quyết định thu hồi do cưỡng chế nợ thuế thì hộ kinh doanh
Cơ quan chức năng có quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không cần thông báo trước không?
Cơ quan chức năng không thể tự ý thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà không có quy trình và thông báo trước. Quy trình thu hồi phải tuân thủ các bước nhất định để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, bao gồm cả việc thông báo và cho phép doanh nghiệp khắc phục nếu vi phạm chưa quá nghiêm trọng.
Doanh nghiệp có thể lấy lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi bị thu hồi không?
Không phải trường hợp nào doanh nghiệp cũng có thể khôi phục tình trạng pháp lý sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Điều này chỉ xảy ra nếu văn bản thu hồi của Phòng ĐKKD là không đủ cơ sở hoặc có quyết định hủy thu hồi giấy phép kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền.
Phòng ĐKKD hủy bỏ quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu doanh nghiệp thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Sau khi xem xét kiểm tra, Phòng ĐKKD xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ khôi phục tình trạng pháp lý của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Trường hợp 2: Cơ quan quản lý thuế gửi văn bản về Phòng ĐKKD đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp sau khi cưỡng chế nợ thuế của doanh nghiệp (trường hợp chưa chuyển sang tình trạng đã giải thể doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.