Việc xây dựng nhà 2 tầng là một dự án quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tài chính cũng như là các GPXD liên quan. Một trong những khoản chi phí cần quan tâm là chi phí xin Giấy phép xây dựng nhà 2 tầng (GPXD) được rất nhiều người quan tâm. Việc nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí này sẽ giúp chủ đầu tư dự trù ngân sách hợp lý và có kế hoạch chuẩn bị tốt nhất cho dự án của mình. Hãy cùng tìm hiểu về Chi phí xin giấy phép xây dựng nhà 2 tầng thông qua bài viết dưới đây.
1. Điều kiện xin giấy phép xây dựng nhà 2 tầng
Điều kiện xin giấy phép xây dựng nhà 2 tầng dựa trên Khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng năm 2014.
Công trình xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng. Với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị. Nhà ở riêng lẻ tại nông thôn là khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
2. Chi phí xin giấy phép xây dựng nhà 2 tầng
Để được cấp giấy phép nhà 2 tầng bạn phải nộp lệ phí cấp giấy phép. Mức tiền cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của từng địa phương quyết định và tùy thuộc vào từng trường hợp xin giấy phép, trường hợp càng phức tạp thì mức chi phí càng cao hơn.
Lệ phí cấp GPXD
Mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng đối với một số loại công trình như sau:
- Nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): 50.000 (năm mươi nghìn) đồng/giấy phép;
- Công trình khác: 100.000 (một trăm nghìn) đồng/giấy phép.
(*Phí xây dựng nhà ở được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên kinh phí xây dựng nhà ở và không bao gồm chi phí thiết bị. Cụ thể, mức phí xây dựng nhà ở riêng lẻ được tính theo diện tích xây dựng nhưng tối đa không quá 35.000 đồng/m2. Cách tính này được áp dụng theo nguyên tắc giảm dần theo cấp nhà và mức thu áp dụng đối với nhà ở nông thôn thấp hơn nhà ở đô thị).
Dưới đây là lệ phí tại một số tỉnh thành bạn tham khảo nhé!
Chi phí xin giấy phép xây dựng nhà 2 tầng
- Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: 75.000đ
- Cấp giấy phép xây dựng các công trình khác: 150.000đ
(*Căn cứ tại nghị quyết 37/2016/NQ-HĐND)
Do vậy, để xác định được cụ thể nhất mức phí xin giấy phép xây dựng nhà 2 tầng, chúng tôi khuyến khích bạn liên hệ qua Tổng đài của ACC để cung cấp thông tin từ đó để chúng tôi có thể tư vấn chính xác nhất cho bạn.
>>>>Tìm hiểu thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở
3. Đối tượng phải đóng lệ phí xin giấy phép xây dựng
Các công trình xây dựng phải xin giấy phép xây dựng theo quy định bắt buộc phải nộp lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở. Đó là các công trình xây dựng bao gồm xây mới, mở rộng, trùng tu, tôn tạo, sửa chữa, cải tạo được quy định tại Khoản 1 Điều 89 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
Nghị định này cũng chỉ rõ các công trình được miễn giấy phép xây dựng:
a) Công trình do thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và các công trình trực tiếp bảo vệ an ninh, quốc phòng.
b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Công trình xây dựng trong khu công nghiệp tập trung và công trình thuộc dự án BOT.
c) Công trình thuộc dự án phát triển kết cấu hạ tầng, dự án phát triển đô thị mới, các dự án thành phần trong khu đô thị mới đã có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
d) Công trình thuộc dự án đầu tư nhóm B, C có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt sau khu có văn bản thẩm định của cơ quan chức năng quản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư hoặc Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành.
g) Công trình nhà ở của dân thuộc đối tượng được miễn cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 3b Điều 39 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ.
Như vậy, đối tượng phải đóng lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là các chủ đầu tư các công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng quy định ở trên.
4. Các loại lệ phí xin giấy phép xây dựng
Như đã trình bày trước đó, quá trình xin giấy phép xây dựng là một thủ tục hành chính quan trọng trước khi tiến hành xây dựng nhà. Cùng với việc nộp hồ sơ, bạn sẽ phải thanh toán các loại lệ phí sau đây khi xin giấy phép xây dựng nhà ở:
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ:
Đây là khoản phí cơ bản phải nộp khi đăng ký xin giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ. Quy định về mức lệ phí này được xác định trong Thông tư 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng các công trình khác:
Đối với các công trình xây dựng khác ngoài nhà ở, có thể áp dụng mức lệ phí khác nhau. Quy định chi tiết về lệ phí cho từng loại công trình cụ thể được quy định trong Thông tư 02/2014/TT-BTC.
- Lệ phí cho các trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng:
Trong trường hợp cần gia hạn giấy phép xây dựng, người xây dựng sẽ phải thanh toán lệ phí tương ứng. Cụ thể về mức lệ phí này cũng được quy định trong các văn bản pháp luật.
Mức thu gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000 (mười nghìn) đồng.
Ngoài các loại lệ phí trên, trong quá trình xin giấy phép xây dựng, còn có thể phát sinh các chi phí khác như chi phí công thẩm định, chi phí kiểm tra, mà bạn cũng cần tính đến để đảm bảo quá trình xin giấy phép diễn ra thuận lợi và hoàn chỉnh. Thông tin chi tiết về các khoản lệ phí và chi phí khác có thể được tra cứu trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
5. Mọi người cùng hỏi
Chi phí đo đạc, khảo sát nhà 2 tầng dao động trong khoảng bao nhiêu?
Chi phí đo đạc, khảo sát nhà 2 tầng dao động từ 1 triệu đến 3 triệu đồng.
Chi phí in ấn hồ sơ xin GPXD nhà 2 tầng dao động trong khoảng bao nhiêu?
Chi phí in ấn hồ sơ xin GPXD nhà 2 tầng dao động từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Tổng chi phí xin GPXD nhà 2 tầng dao động trong khoảng bao nhiêu?
Tổng chi phí xin GPXD nhà 2 tầng dao động từ 5 triệu đến 20 triệu đồng, tùy thuộc vào diện tích xây dựng, giá trị dự toán công trình và các yếu tố khác.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Chi phí xin giấy phép xây dựng nhà 2 tầng. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì hoặc nhu cầu cần tư vấn giải quyết về việc xin giấy phép xây dựng nhé.