Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

“Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh” không chỉ là những tài liệu pháp lý quan trọng mà còn là hành trang quyết định sức mạnh và thành công của một doanh nghiệp. Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc đạt được những giấy tờ này không chỉ đảm bảo tính hợp pháp và an toàn pháp lý mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho những cơ hội phát triển vững chắc. Hãy cùng khám phá sâu hơn về giá trị và ý nghĩa của “Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh” đối với sự thành công bền vững của doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh
Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

Giấy chứng nhận đầu tư là gì?

Theo khoản 11 điều 3 luật đầu tư 2020, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

Đây là loại giấy tờ mang ý nghĩa cho phép nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức có thể rót vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Căn cứ vào Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.”

Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là loại giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước, ghi nhận một số thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp, là cơ sở để xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà nước.

Điểm giống nhau của giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh không phải là cùng một loại giấy phép. Nó chỉ giống nhau đều là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư để các đối tượng được cấp có đủ điều kiện để hoạt động về mặt pháp lý và căn cứ vào giấy phép đó làm những việc đúng theo Pháp luật.

Điểm khác nhau của giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

Tiêu chí Giấy chứng nhận đầu tư Giấy phép kinh doanh
Mục đích sử dụng Giấy phép được cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, thực hiện các dự án đầu tư cho cả quy mô trong và ngoài nước Được xem là ‘giấy khai sinh’ của doanh nghiệp, giúp các cơ quan chức quản lý doanh nghiệp dễ dàng hơn theo các điều khoản có trong giấy phép
Đối tượng được cấp Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện cả trong nước và ngoài nước. Nhưng phần lớn là các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2014.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Cơ quan đăng ký đầu tư – Phòng đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi có dự án đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (đối với các dự án đầu tư nằm trong các khu vực này) Cơ quan đăng ký kinh doanh – Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
Nội dung của giấy phép Theo điều 39 Luật Đầu tư 2014, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm các nội dung sau đây:

1. Mã số dự án đầu tư (được quy định tại Điều 5 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2014).

2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.

3. Tên dự án đầu tư.

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

6. Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy
động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.

7. Thời hạn hoạt động của dự án.

8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa
công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu
hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của
từng giai đoạn.

9. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

Theo điều 29, Luật Doanh nghiệp 2014, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ gồm những nội dung sau đây:

1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty TNHH và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên,mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH.

4. Vốn điều lệ

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Công ty Luật ACC Đồng Nai

ACC Đồng Nai là một trong những công ty đứng đầu cả nước về xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi trao kết quả cho Quý khách.

Đến với ACC, Khách hàng sẽ được những lợi ích:

+ Chi phí hợp lý, nhanh chóng, gọn lẹ;

+ Tư vấn đầy đủ, cụ thể về các vấn đề liên quan;

+ Tiếp thu các trường hợp của Qúy khách, phân tích vấn đề và đưa phương án xử lý tốt nhất, giúp khách hàng có những trải nghiệm về dịch vụ tốt hơn;

+ Hỗ trợ khách các thủ tục, giấy tờ liên quan khác.

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp không cần Giấy chứng nhận đầu tư?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 và Khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 thì các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp sau đây:

Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh

Có tổ chức kinh tế nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên

Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế  nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung sau: Tên dự án đầu tư; nhà đầu tư; mã số dự án đầu tư; địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đầu tư của dự án đầu tư; thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;….

Trong trường hợp không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì có được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?

Đối với trường hợp không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nếu có nhu cầu, nhà đầu tư vẫn có thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật

Thay đổi giấy phép kinh doanh là gì?

Thay đổi giấy phép kinh doanh là quá trình điều chỉnh hoặc thay đổi thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp. Những thay đổi này có thể liên quan đến địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, tên công ty, vốn điều lệ, mục đích kinh doanh, quản lý và các thông tin khác trong giấy phép kinh doanh.

Bài viết trên đã cung cấp chi tiết cho bạn về “Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh”. ACC Đồng Nai hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image