Việc xin trích lục giấy phép xây dựng là một quy trình quan trọng khi có nhu cầu kiểm tra và cập nhật thông tin liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng đất đai. Đối với những người muốn thực hiện việc này, việc điền đơn xin trích lục giấy phép xây dựng là bước quan trọng để đảm bảo rằng mọi thông tin được cung cấp chính xác và đầy đủ. Hãy cùng tìm hiểu Mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng mới nhất thông qua bài viết dưới đây.
1. Trích lục chứng từ, giấy tờ được hiểu như thế nào?
Trích lục giấy chứng từ, trích lục giấy tờ được hiểu là việc Nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao giấy tờ, hồ sơ của người có yêu cầu xin được cấp trích lục chứng từ cho cá nhân có nhu cầu muốn xin trích lục giấy tờ, chứng từ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 02 năm 2015 Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch đã chỉ rõ bản sao được cấp từ số gốc sẽ có giá trị sử dụng được thay thế cho bản chính trong các giao dịch có liên quan, trừ trường hợp pháp luật khác có quy định khác. Bản sao giấy tờ được chứng thực từ bản chính sẽ có giá trị sử dụng thay thế được cho bản chính khi thực hiện đối chiếu chứng thực so với bản chính. Như vậy, có thể khẳng định: Bản sao trích lục nói chung, bản sao trích lục giấy phép xây dựng có giá trị tương tự như bản chính và được sử dụng thay cho bản chính trong một số giao dịch trong thực tế.
2. Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là giấy tờ không thể thiếu khi xây dựng một số hạng mục công trình. Tại khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 giải thích về giấy phép xây dựng như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
17. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.”
Như vậy có thể hiểu giấy phép xây dựng là văn bản có giá trị pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để tiến hành hoạt động xây dựng mới, sửa chữ, cải tạo, di dời công trình.
3. Mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng
4. Thủ tục trích lục giấy phép xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Chủ đầu tư, cá nhân có mong muốn được xin cấp bản sao giấy phép xây dựng cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ (mục 3.1), có Đơn xin trích lục – sao lục giấy phép xây dựng và các tài liệu, giấy tờ kèm theo. Chủ đầu tư, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp trích lục giấy phép xây dựng nêu trên và tiếp tục thực hiện bước 2.
Bước 2: Chủ đầu tư/ cá nhân có nguyện vọng xin cấp bản sao Giấy phép xây dựng sẽ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện (trong ngày làm việc, trong giờ hành chính hàng tuần). Chuyên viên tại Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ trong bộ hồ sơ xin cấp bản sao giấy phép xây dựng. Trong trường hợp, hồ sơ xin cấp bản sao giấy phép xây dựng đã hợp lệ thì chuyên viên sẽ viết giấy hẹn trao cho chủ đầu tư/ cá nhân. Đối với trường hợp, hồ sơ chưa hợp lệ thì chuyên viên sẽ hướng dẫn chủ đầu tư, cá nhân cách hoàn thiện hồ sơ sao cho đầy đủ giấy tờ và hợp lệ.
Chủ đầu tư, cá nhân có mong muốn xin bản sao trích lục giấy phép xây dựng, khi nộp hồ sơ xin cấp trích lục giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cần thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan có thẩm quyền là nộp lệ phí xin cấp bản sao giấy phép xây dựng. Lệ phí xin cấp trích lục giấy phép xây dựng này giao động khoảng từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/ bản trích lục.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ, xem xét thực hiện cấp bản sao giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư, cá nhân. Thời hạn giải quyết là 06 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ lễ, chủ nhật và thứ bảy). Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý hồ sơ và trả kết quả cho chủ đầu tư, cá nhân đúng ngày theo giấy hẹn đã gửi tới chủ đầu tư, cá nhân. Trong thời hạn trả kết quả, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả kết quả và có quyền từ chối trả kết quả cho chủ đầu tư, cá nhân khi chủ đầu tư, cá nhân không đến đúng thời gian nhận kết quả ghi tại phiếu hẹn.
Tuy nhiên, đối với trường hợp hồ sơ không thể giải quyết, cơ quan có thẩm quyền cần thông báo trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư, cá nhân biết và ghi rõ lý do từ chối, lý do không thể giải quyết được hồ sơ xin cấp trích lục giấy phép xây dựng. Trong trường hợp, quá thời hạn giải quyết hồ sơ ghi trong phiếu hẹn, hồ sơ không đủ điều kiện nhưng cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ không ra văn bản trả lời rõ lý do thì chủ đầu tư, cá nhân hoàn toàn yêu câ
Bước 4: Trả kết quả. Chủ đầu tư, cá nhân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện (trong giờ và ngày làm việc hành chính). Khi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân quận/ huyện để lấy kết quả là bản trích lục giấy phép xây dựng cần lưu ý mang theo các giấy tờ tùy thân như căn cước công dân và giấy hẹn đã được cơ quan có thẩm quyền phát vào thời điểm nộp hồ sơ xin cấp bản trích lục giấy phép xây dựng.
5. Hồ sơ cấp trích lục giấy phép xây dựng
Chủ đầu tư, cá nhân cần chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ xin cấp bản sao, trích lục giấy phép xây dựng, trong hồ sơ gồm có giấy tờ là Đơn xin trích lục – sao lục giấy phép xây dựng (theo mẫu). Mẫu đơn xin cấp trích lục – sao lục giấy phép xây dựng cần đảo bảo đầy đủ các nội dung về chủ đầu tư, cá nhân xin cấp trích lục giấy phép xây dựng. Ngoài ra, một số nội dung cơ bản cần có trong trích lục giấy phép xây dựng như số giấy phép xây dựng do bị mất, rách hoặc nát, địa điểm thi công công trình xây dựng được ghi nhận trong giấy phép xây dựng, các tài liệu kèm theo đơn,…
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn xin trích lục – sao lục giấy phép xây dựng thuộc về Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện. Cụ thể cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện việc cấp trích lục giấy phép xây dựng là Phòng Quản lý đô thị cấp quận/ huyện; Phòng Công thương cấp quận/ huyện; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận/ huyện. Những cơ quan này được chính là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư, cá nhân khi có nhu cầu. Do đó, thẩm quyền cấp trích lục giấy phép xây dựng thuộc về Ủy ban nhân dân quận/ huyện là hợp lý.
6. Mọi người cùng hỏi
Các tài liệu cần thiết khi nộp đơn trích lục giấy phép xây dựng là gì?
Trả lời: Thông thường, bạn cần kèm theo bản sao giấy chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kinh doanh (nếu là doanh nghiệp), giấy phép xây dựng cũ, và các tài liệu khác liên quan đến dự án xây dựng.
Thời gian xử lý đơn trích lục giấy phép xây dựng là bao lâu?
Trả lời: Thời gian xử lý đơn trích lục giấy phép xây dựng thường phụ thuộc vào quy định của cơ quan quản lý địa phương. Thông thường, quy trình này có thể mất từ một vài tuần đến một tháng.
Có mất phí khi nộp đơn trích lục giấy phép xây dựng không?
Trả lời: Có, thường người nộp đơn sẽ phải thanh toán một khoản phí xử lý đơn trích lục giấy phép xây dựng. Số tiền phí này có thể thay đổi tùy theo quy định của cơ quan quản lý địa phương.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng mới nhất. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.