Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng, việc thành lập công ty chứng khoán không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ tài chính mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường chứng khoán. Qua bài viết này, ACC Đồng Nai sẽ đi sâu vào nghiên cứu các quy định pháp lý về thành lập công ty chứng khoán tại Đồng Nai, nhằm cung cấp thông tin và kiến thức hữu ích cho những ai quan tâm và dự định tham gia vào lĩnh vực này.
1. Công ty chứng khoán là gì?
Công ty chứng khoán là một loại công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Công ty này thường hoạt động như một người trung gian giữa các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như môi giới mua bán chứng khoán, tư vấn đầu tư, quản lý tài sản, nghiệp vụ tài chính và các dịch vụ khác liên quan đến đầu tư chứng khoán.
2. Điều kiện thành lập công ty chứng khoán
Tại khoản 2 Điều 71 Luật Chứng khoán 2019 quy định rõ rằng công ty chứng khoán có thể được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Khi thành lập công ty chứng khoán, cần phải đáp ứng các điều kiện sau theo Điều 74 Luật Chứng khoán 2019:
Điều kiện về vốn
Việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán phải bằng Đồng Việt Nam và đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu cho từng nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, cụ thể như sau:
- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng;
- Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng;
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng;
- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng.
Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn
- Đối với cá nhân: Không thuộc các trường hợp bị cấm quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam;
- Đối với tổ chức: Phải có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tiếp trước năm đề nghị cấp giấy phép; báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.
- Cổ đông hoặc thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một công ty chứng khoán, và người có liên quan của cổ đông hoặc thành viên góp vốn đó (nếu có) không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ của một công ty chứng khoán khác.
- Cổ đông, thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện của Luật Chứng khoán.
Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn
- Tối thiểu 02 cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn là tổ chức. Nếu công ty chứng khoán là công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức nước ngoài.
- Tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ.
Điều kiện về cơ sở vật chất của công ty chứng khoán
- Có trụ sở cố định, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- Trang thiết bị văn phòng và hệ thống công nghệ phù hợp với các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Điều kiện về nhân sự
- Tối thiểu 1 chuyên viên kiểm soát tuân thủ.
- Tối thiểu 3 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán tương ứng với từng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
- Tổng giám đốc (giám đốc) phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Có chứng chỉ quản lý quỹ hoặc phân tích tài chính.
+ Không đang trong thời gian thi hành án, bị cấm hành nghề hoặc bị xử phạt hành chính trong vòng 6 tháng gần nhất đối với lĩnh vực chứng khoán.
+ Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm tại các công ty tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm đối với phòng nghiệp vụ hoặc bất kỳ lĩnh vực nào đối với phòng tài chính, kế toán, đầu tư.
Dự thảo Điều lệ phải phù hợp với các quy định hiện hành
3. Hồ sơ thành lập công ty chứng khoán
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán.
- Bản trình bày về cơ sở vật chất và kỹ thuật, đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
- Xác nhận của ngân hàng về mức vốn pháp định gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.
- Danh sách dự kiến Giám đốc (Tổng giám đốc) và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
- Danh sách cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập kèm theo bản sao CCCD/Hộ chiếu đối với cá nhân, và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân.
- Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập đối với cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là pháp nhân tham gia góp vốn từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
- Dự thảo Điều lệ công ty.
- Dự kiến phương án hoạt động kinh doanh trong ba năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép, kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, và quy trình quản lý rủi ro.
4. Thủ tục thành lập công ty chứng khoán tại Đồng Nai
Thủ tục xin cấp phép thành lập công ty chứng khoán bao gồm:
Bước 01: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập công ty chứng khoán (đã được ACC Đồng Nai liệt kê ở phần trên) phải được gửi tới bộ phận một cửa của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Doanh nghiệp có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Trường hợp sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cần phải có chữ ký của những người đã ký trong hồ sơ đã gửi trước đó cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu người đại diện cổ đông, thành viên sáng lập hoặc người dự kiến làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản.
Bước 02: Kiểm tra hồ sơ
Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, nếu phát hiện hồ sơ có sai sót, chưa hợp lệ, chưa đầy đủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ gửi yêu cầu bằng văn bản để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có yêu cầu, các cổ đông, thành viên sáng lập phải hoàn thiện bộ hồ sơ. Sau thời hạn này, nếu hồ sơ không được bổ sung và hoàn thiện đầy đủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
>>>> Xem thêm bài viết: Thủ tục thành lập công ty tại Đồng Nai nhanh chóng
Bước 03: Hoàn tất cơ sở vật chất, phong tỏa vốn góp
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ có văn bản đề nghị doanh nghiệp phải hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất và phong tỏa vốn góp.
Các cổ đông, thành viên góp vốn được trích phần vốn góp để đầu tư cơ sở vật chất; phần vốn góp còn lại phải được phong tỏa trên tài khoản của ngân hàng thương mại theo chỉ định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, phần vốn này sẽ được giải tỏa và chuyển vào tài khoản của công ty.
Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nếu doanh nghiệp không hoàn thiện cơ sở vật chất, không phong tỏa đủ vốn điều lệ và không bổ sung đầy đủ nhân sự, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp phép.
Bước 04: Cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy xác nhận phong tỏa vốn, biên bản kiểm tra cơ sở vật chất và các tài liệu hợp lệ khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Trong trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết.
5. Những lưu ý khi thành lập công ty chứng khoán
Khi thành lập một công ty chứng khoán, doanh cần lưu ý các vấn đề sau:
Tên công ty
Tên công ty phải bao gồm loại hình doanh nghiệp, cụm từ “chứng khoán”, và tên riêng của công ty. Các tổ chức khác không được phép sử dụng cụm từ “chứng khoán” nếu không phải là công ty chứng khoán.
Ngày hoạt động chính thức của công ty
Công ty chứng khoán cần chính thức hoạt động trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp phép. Trước ngày này, không được phép tiến hành kinh doanh chứng khoán.
Điều kiện thành lập
Công ty phải được đăng ký kinh doanh theo quy định Luật Doanh nghiệp, thiết lập quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ và thông qua điều lệ công ty bởi Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty.
Công khai thông tin
Công ty cần công bố thông tin về giấy phép hoạt động chứng khoán, ngày chính thức hoạt động trên các phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và ít nhất 01 trang web hoặc bản in trong 03 số liên tiếp ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến chính thức hoạt động.
Thực hiện các thủ tục khác
Bao gồm: treo bảng hiệu, làm con dấu, mở tài khoản ngân hàng, và thủ tục khai thuế ban đầu sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh.
6. Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty chứng khoán
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập công ty chứng khoán?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
Thành lập công ty chứng khoán cần bao nhiêu vốn điều lệ?
Căn cứ theo Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định, để thành lập công ty chứng khoán tại Việt Nam thì phải có vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng đối với tư vấn đầu tư chứng khoán; 25 tỷ đồng với môi giới chứng khoán; 100 tỷ đồng với tự doanh chứng khoán; 165 tỷ đồng đối với bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Điều kiện thành lập công ty chứng khoán là gì?
Trước khi thành lập công ty chứng khoán, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn.
- Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn.
- Điều kiện về cơ sở vật chất của công ty chứng khoán.
- Điều kiện về nhân sự.
- Điều kiện về vốn pháp định.
- Điều kiện về các loại giấy phép liên quan.
Tóm lại, việc thành lập một công ty chứng khoán là một quá trình pháp lý phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững quy định các thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán, đồng thời phải đảm bảo tính minh bạch và công khai thông tin. ACC Đồng Nai hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý khách hàng đang có mong muốn thành lập công ty chứng khoán.